-
Gia Lai sau sáp nhập, nhiều tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức
-
HĐND tỉnh Quảng Trị kiện toàn bộ máy, thông qua các nghị quyết quan trọng
-
TP.HCM: Người dân ghi nhận chuyển biến tích cực trong ngày đầu tiên giải quyết thủ tục
-
Biên chế công chức của Đà Nẵng là bao nhiêu?
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng gắn biển Công trình Kỷ niệm 80 năm Truyền thống ngành Tài chính -
Quảng Ngãi: Tạo hành lang thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo thống kê về tình hình sản xuất công nghiệp của cả nước trong 10 tháng đầu năm, do Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, đó là Hà Tĩnh hiện vượt lên đứng đầu cả nước về tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP).
Cụ thể, mức tăng của Hà Tĩnh lên tới 105,6%, chủ yếu do có sự đóng góp của Tập đoàn Formosa. Tiếp theo là Thanh Hóa, tăng 30,3%, chủ yếu do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2018. Trong khi đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có mức tăng thấp nhất cả nước, với 1,3%, do khai thác dầu thô giảm.
![]() |
. |
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn tiếp tục có đà tăng trưởng tốt. Ví dụ, Hải Phòng - 25,6%; Vĩnh Phúc - tăng 14,6%; Thái Nguyên - tăng 12,2%; Bắc Ninh - tăng 11,9%...
Trong mức tăng 10,4% đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%, đóng góp 9,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,6%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm mức tăng chung.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 58%; sản xuất kim loại tăng 21,9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 21,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 15,3%...
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 10 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, xăng, dầu tăng 47,4%; sắt, thép thô tăng 40,5%; ti vi tăng 26,3%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 24,6%; Alumin tăng 23,5%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 21,4%; linh kiện điện thoại tăng 18,8%...
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực ngay trong tháng đầu tiên của quý IV là một chỉ dấu cho thấy, tăng trưởng GDP trong quý cuối cùng của năm sẽ tiếp tục xu hướng tăng cao của quý III, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của cả năm.
Theo dự báo, tăng trưởng GDP năm nay sẽ vượt mục tiêu 6,7% đề ra, có thể đạt tới 6,8%, thậm chí cao hơn.

-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng gắn biển Công trình Kỷ niệm 80 năm Truyền thống ngành Tài chính -
Quảng Ngãi: Tạo hành lang thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển -
Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền -
Đà Nẵng tổ chức kỳ họp HĐND đầu tiên sau sáp nhập, công bố loạt quyết định nhân sự -
Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Thủ tục đất đai sẽ nhanh hơn, thuận lợi hơn -
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự Hội nghị quốc tế về tài chính cho phát triển -
Tất cả các địa phương sẽ có chung “thước đo phát triển”
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh