Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chia tay nhóm cổ đông “bầu Kiên”, VietBank lên sàn UpCoM giá 15.000 đồng/cổ phiếu
Thùy Vinh - 30/07/2019 14:21
 
Ngày 30/7/2019, hơn 419 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) chính thức được đưa vào giao dịch trên UPCoM, mã chứng khoán: VBB. Đây là cổ phiếu ngân hàng đầu tiên lên UPCoM trong năm nay.

Số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch: 419.019.904 cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch: 4.190.199.040.000 đồng. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 15.000 đồng/cổ phiếu. 

Vietbank được thành lập năm 2006, trên cơ sở khôi phục lại hoạt động của ngân hàng TMCP Nông thôn Phú Tâm.Với vốn điều lệ ban đầu của VietBank là 200 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập bao gồm các nhóm có liên quan đến Tập đoàn Hoa Lâm, gia đình ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và Công ty Diệu Hiền.

Kể từ khi thành lập đến nay, Vietbank đã thực hiện 5 lần tăng vốn điều lệ, từ ban đầu là 200 tỷ đồng đến hơn 4 nghìn tỷ đồng.

Cơ cấu cổ đông cũng thay đổi. Hiện nhóm bầu Kiên đã thoái lượng lớn cổ phần (bao gồm bầu Kiên, em gái Nguyễn Thúy Lan, em gái Nguyễn Thúy Hương, em rể Đào Văn Kiên, bố vợ Đặng Công Minh, mẹ vợ Nguyễn Thị Kim Thanh với tổng cộng hơn 10% vốn Vietbank và chỉ còn bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên) nắm giữ 4,6% vốn.

Tuy nhiên, bà Lan đã rút lui khỏi thành viên HĐQT của ngân hàng từ 18/1, do đó không phải công bố thông tin nếu bán cổ phần.Trong khi đó, nhóm cổ đông liên quan đến Hoa Lâm vẫn hiện diện tại Vietbank, bao gồm Chủ tịch HĐQT Dương Ngọc Hòa, Phó Chủ tịch Dương Nhất Nguyên… 

Vietbank có trụ sở chính tại tỉnh Sóc Trăng và 19 chi nhánh, 93 phòng giao dịch tại 15 tỉnh/thành phố. Đồng thời, Vietbank có 1 công ty con là Công ty TNHH MTV quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, trụ sở chính tại quận 3, TP HCM.

6 tháng đầu năm 2019, thu nhập lãi thuần của VietBank đạt 590 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ có lãi gần 13 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động khác tăng hơn 4,5 lần và đạt 59 tỷ đồng.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kém khả quan hơn, lần lượt có lãi 8 tỷ và 51 tỷ đồng, giảm 32% và 66% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động của VietBank đạt 721 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 725 tỷ đồng đạt được cùng kỳ.

Chi phí hoạt động tăng 17% lên 450 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí dự phòng sụt giảm 84% xuống còn 21,5 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Riêng quý 2, VietBank hoàn nhập dự phòng hơn 2 tỷ đồng.

Nhờ việc giảm trích lập dự phòng nên mặc dù các mảng kinh doanh nhìn chung không có đột phá, VietBank vẫn có lãi trước thuế đạt 250 tỷ trong 6 tháng đầu năm, tăng 24% so với cùng kỳ.Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng tài sản của nhà băng tăng 9,5% đạt 56.603 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,8 tỷ đồng đạt 37.242 tỷ. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 7,3% đạt 42.771 tỷ đồng.

Nợ xấu nội bảng của VietBank là gần 430 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/6/2019, giảm 14 tỷ so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,25% xuống còn 1,14%.

Trước đó, năm 2018, VietBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 401 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ. Trong đó, quý 4, lợi nhuận trước thuế của VietBank sụt giảm 48% so với cùng kỳ, chỉ đạt 98,6 tỷ đồng.

VietBank cho vay ưu đãi lãi suất 8,5%/năm
VietBank vừa triển khai chương trình cho vay ưu đãi nhà giáo dành cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên của các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư