-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Hanel và những bước ngoặt lịch sử
Sự xuất hiện của thương hiệu Hanel là một tính toán lớn. 30 năm trước, Hà Nội cần có một ngành công nghiệp. Một loạt cuộc họp giữa Thành ủy và UBND TP. Hà Nội về việc xây dựng một thương hiệu mang tính đại diện. Ngày 18/12/1984, Hanel ra đời trên cơ sở hợp nhất ba cơ sở sản xuất của Ban Điện tử của UBND TP. Hà Nội, Xí nghiệp Radio (thuộc Sở Thương nghiệp) và Xí nghiệp Sửa chữa máy thu hình (thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội).
Hanel là chủ đầu tư Dự án Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội với tổng vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng, diện tích 43,4 ha |
Nhiệm vụ được giao cho đứa con cưng của ngành công nghiệp Thủ đô là nghiên cứu và sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các sản phẩm máy thu hình, radio. Bản đề án lý giải, mặc dù đây là lĩnh vực khó khăn, nhưng doanh nghiệp (DN) này phải thể hiện được yêu cầu đi đầu của ngành công nghiệp điện tử bằng tính sáng tạo.
Chỉ có điều, trọng trách lớn lao này được giao cho Hanel với 2 cơ sở sản xuất ở Chùa Bộc và Hàng Bài với 30 lao động. Khi đó, Công ty phải mượn một phòng của Hội đồng Khoa học Thành phố ở số 2, ngõ Phan Chu Trinh để làm trụ sở giao dịch. Vậy mà, Hanel đã hiện thực hóa không chỉ giấc mơ đi đầu trong ngành công nghiệp điện tử.
Sau 5 năm thành lập, Hanel là DN Việt đầu tiên cung cấp ra thị trường sản phẩm tivi thương hiệu Việt - TV Hanel. Cùng với việc thành lập Công ty liên doanh Orion-Hanel, sản xuất bóng đèn hình cho tivi và thành lập Công ty liên doanh thương mại Daeha, Hanel đã trở thành người mở đường cho ngành công nghiệp phụ trợ trong công nghiệp điện tử, mở đầu thời hoàng kim kéo dài tới cả chục năm sau của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Sau 10 năm, vào năm 1994, Hanel là DN đầu tiên trong cả nước thành lập công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, sản xuất xốp và vỏ nhựa cho tivi, máy tính. Cũng trong năm này, Hanel ghi thêm dấu ấn là đơn vị đi đầu trong việc thành lập các liên doanh với nước ngoài để chuyển giao công nghệ và sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ với việc thành lập Công ty liên doanh Daewoo-Hanel, sản xuất cuộn cao áp và cuộn lái tia cho tivi.
Tiếp đó, vào năm 1996, Công ty liên doanh Sumi-Hanel, sản xuất dây dẫn điện cho ô tô ra đời. Năm 2006 ra mắt Công ty Hanel PT, sản xuất linh kiện gốm sứ cho thiết bị điện tử…
Nhìn lại chặng đường đã qua, ông Nguyễn Quốc Bình, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hanel đã gọi từng bước đi của Hanel trong các lĩnh vực là các mảnh ghép chiến lược trong ngành công nghiệp phụ trợ. Chính sáng tạo này đã giải được khá tốt bài toán về giá trị nội địa trong sản phẩn điện tử Việt Nam khi đó, đồng thời, thương hiệu Hanel cũng bắt đầu cho chỗ đứng trong các chuỗi sản xuất của các DN trong nước và nước ngoài.
Đặc biệt, trong mảnh ghép chiến lược liên quan đến các ngành phụ trợ, Hanel cũng ghi tên mình vào danh sách người mở đường cho lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý khu công nghiệp (KCN) bằng việc đầu tư KCN Sài Đồng B, xây dựng mô hình công ty cổ phần sản xuất - kinh doanh tổ hợp công nghiệp phụ trợ đầu tiên trong cả nước…
Bước xoay chuyển mới
Hiện tại, Hanel đã đạt được những bước tiến lớn về xuất khẩu sản phẩm phần mềm. Các giải pháp quản trị DN dựa trên nguồn mở ERP tích hợp đồng bộ với dòng máy chủ IBM được đánh giá cao và được triển khai cho nhiều khách hàng lớn tại Singapore, Malaysia.
Hanel cũng đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ phần mềm tin cậy tại thị trường Nhật Bản, không chỉ gia công, mà còn tư vấn cùng xây dựng sản phẩm với khách hàng Nhật Bản.
Đặc biệt, năm 2013 – 2014, Hanel đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm thành công để chính thức đề xuất một loạt dự án quan trọng về ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế, góp phần hiện đại hóa đất nước.
Một số đề xuất đã được đánh giá cao, như Dự án Quốc hội điện tử, giáo dục tích hợp kỹ năng STEAM (gồm Science-khoa học, Technology - công nghệ; Engineering - kỹ nghệ; Art - Nghệ thuật; Math - toán học); Thông qua các khu công nghệ thông tin tập trung và quỹ khoa học - công nghệ tạo cơ chế đầu tư ban đầu vào nghiên cứu nông nghiệp thông minh và y tế thông minh; khuyến khích mô hình sáng tạo mở (phần mềm nguồn mở, phần cứng nguồn mở, tài liệu mở...); mở chuỗi trung tâm tự làm tại các cơ sở giáo dục, các khu tập trung DN công nghệ thông tin trên toàn quốc...
Tuy nhiên, ông Bình cho biết, định hướng ghi dấu ấn thương hiệu Hanel trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã được Hanel xác định rất sớm, vào giai đoạn đầu mở cửa của nền kinh tế Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Lúc đó, cơn bão đầu tiên của hội nhập đã khiến ngành công nghiệp điện tử non trẻ của Việt Nam chao đảo. Tivi Hanel cũng như một loạt thương hiệu tivi Việt như Viettronic Tân Bình (VTB), Điện tử Biên Hòa (Belco)… dần bị lấn át bởi những thương hiệu toàn cầu như Sony, Samsung, LG...
Để vượt qua thách thức này, Hanel đã xác định chiến lược mở rộng lĩnh vực sản xuất - kinh doanh để hỗ trợ cho lĩnh vực công nghiệp điện tử; giúp giữ vững thương hiệu Hanel.
Năm 2006, Hanel chính thức triển khai hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Đây cũng là khởi đầu cho giai đoạn Hanel phát triển kinh doanh ra các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực điện tử truyền thống.
Giai đoạn từ 2007 đến nay đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của Hanel. Ban lãnh đạo công ty đã bắt tay vào gây dựng nền tảng cho sự phát triển dài hạn và bền vững của một DN công nghệ trong thời đại mới.
Hanel được định hướng trở thành một DN tiên phong về công nghệ và tri thức của Thủ đô và cả nước, phát triển bền vững dựa trên nền tảng sáng tạo và công nghệ, với những dự án, sản phẩm góp phần hiện đại hóa đất nước.
Để làm được điều đó, Hanel đã xác định mục tiêu là DN đi đầu trong việc làm chủ công nghệ tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế như hạ tầng công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử, giáo dục - đào tạo, giao thông, nông nghiệp, y tế, phát thanh truyền hình…
“Chúng tôi đã bàn rất nhiều. Thế kỷ XXI mà chúng ta đang sống là kỷ nguyên của kinh tế tri thức, của tư duy sáng tạo. DN như Hanel muốn tồn tại và phát triển bền vững không thể không thay đổi, nhất là về giá trị sáng tạo”, ông Bình chia sẻ về thời điểm bắt đầu của giai đoạn “sáng tạo mở” của Hanel - yếu tố đang làm nên định dạng mới cho Hanel.
Hanel phiên bản 2014
Thương hiệu Hanel không còn bó hẹp trong lĩnh vực điện tử như kế hoạch ban đầu dành cho con chim đầu đàn trong ngành công nghiệp điện tử Hà Nội của 30 năm trước.
Ngày nay, nhắc đến Hanel là nhắc đến khu công nghệ cao, Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, KCN phụ trợ; là nhắc đến một loạt các giải pháp phần mềm dành cho Chính phủ và DN, cho giao thông, y tế, giáo dục - đào tạo và nông nghiệp thông minh, góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa đất nước; là nhắc đến các sản phẩm truyền dẫn số, sản phẩm truyền hình qua Internet - Hanel ITV.
Nhắc đến Hanel là nhắc đến ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam - với KCN Sài Đồng B, Tổ hợp công nghiệp phụ trợ Hanel (trong KCN hỗ trợ Nam Hà Nội Hanssip).
Trong kế hoạch cổ phần hóa 432 DN nhà nước trong hai năm 2014-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hanel có mặt trong danh sách thực hiện vào năm 2015. Chắc chắn, năm thứ 31 của thương hiệu Hanel sẽ là một năm đặc biệt.
“Nhưng cũng sẽ tiếp tục là một năm thành công. Chúng tôi xác định, sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học - công nghệ sẽ loại bỏ khỏi cuộc chơi tất cả những ai không theo kịp, không làm chủ được công nghệ tiên tiến, cho dù trước đó có thế mạnh thế nào. DN muốn làm chủ được chỉ có một cách duy nhất là sáng tạo và sáng tạo không ngừng”, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Bình thẳng thắn nhận định.
Trong kế hoạch của người đứng đầu Hanel giai đoạn sáng tạo mở, thương hiệu Hanel của thế kỷ XXI là thương hiệu của công nghệ và sáng tạo Việt.
Bảo Duy
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025