
-
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên
-
Tập đoàn Tân Thành Đô quan tâm loạt dự án tại Ninh Thuận
-
Quảng Nam mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ
-
Nghị quyết 68-NQ/TW: Bước ngoặt mới trong thu hút đầu tư nước ngoài
-
TP.HCM xử nghiêm chủ đầu tư cố tình làm chậm giải ngân vốn đầu tư công -
Giải ngân vốn đầu tư công chậm, 20 đơn vị bị Chủ tịch Cần Thơ phê bình
Ngày 17/2, UBND TP.HCM có văn bản số 505/UBND-DA gửi Chính phủ và Bộ Giao thông - Vận tải báo cáo về tình hình triển khai các dự án đường cao tốc đầu tư theo phương thức PPP.
![]() |
Quy hoạch hướng tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM. |
Đáng chú ý trong số các dự án đang chuẩn bị triển khai, đường Vành đai 4 đoạn đi qua TP.HCM đang được xem xét điều chỉnh hướng tuyến để giảm tổng mức đầu tư.
Sau khi khảo sát thực tế và nghiên cứu Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đề xuất 3 phương án để lựa chọn phương án tối ưu nhất nhằm giảm chi phí giải phóng mặt bằng.
Phương án 1: Thực hiện theo hướng tuyến đã quy hoạch, đi trùng với đường Bàu Lách, đường Nguyễn Thị Rành, đường Trung Viết, đường Cao Thị Bèo... huyện Củ Chi.
Phương án này thì chiều dài đường Vành đại 4 đoạn đi qua TP.HCM là 17,3 km, diện tích giải phóng mặt bằng là 154,4 ha. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 17.791 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 10.686 tỷ đồng.
Phương án 2: Nắn chỉnh một đoạn 9,7 km về phía nam 160 m, tránh đường Bàu Lách, Nguyễn Thị Rành hiện hữu; đoạn kế tiếp 3,7 km nắn về phía nam 120 m tránh đường Trung Viết, Cao Thị Bèo hiện hữu; đoạn còn lại đi trùng tim quy hoạch.
Khi điều chỉnh chiều dài tuyến đường còn 17,29 km, diện tích giải phóng mặt bằng là 154 ha. Tổng mức đầu tư của phương án này giảm còn 13.803 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 6.940 tỷ đồng.
Ưu điểm của phương án này là tránh được đường hiện hữu, tránh được khu dân cư, số hộ dân di dời ít nên giảm chi phí giải phóng mặt bằng.
Phương án 3: Nắn chỉnh một đoạn dài 14,7 km về phía nam tối đa 1.300 m tránh đường hiện hữu, đoạn 2,5 km còn lại đi trùng hướng tuyến đã quy hoạch.
Đi theo hướng tuyến này chiều dài tuyến đường sẽ còn 16,75 km, diện tích giải phóng mặt bằng chỉ còn 150 ha.
Chi phí đầu tư là 13.631 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 6.799 tỷ đồng (thấp nhất so với các phương án còn lại).
Như vậy, so về chiều dài, chi phí giải phóng mặt bằng thì phương án 3 khi làm sẽ giảm được 4.160 tỷ đồng so với phương án 1.
Theo kế hoạch dự kiến được UBND TP.HCM xây dựng, Dự án đường Vành đai 4 sẽ được quyết định chủ trương đầu tư vào quý II/2023, khởi công dự án vào quý IV/ 2024, đưa vào khai thác, thu phí vào quý I/2028.

-
Giải ngân vốn đầu tư công chậm, 20 đơn vị bị Chủ tịch Cần Thơ phê bình -
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM xin trả lại hơn 20 ha đất -
Công ty Thiên Hưng Mỹ Thọ trúng thầu 3 dự án cụm công nghiệp tại Bình Định -
Thẩm tra chủ trương đầu tư dự án cao tốc 43.734 tỷ đồng -
Bổ sung khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản -
Dự án điện mới không có giá rẻ -
Quảng Ngãi điều chỉnh chủ đầu tư và hình thức tổ chức quản lý 8 dự án
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị