
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
-
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế
![]() |
Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định 124/2017/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Đây là một nghị định mới, sẽ thay thế Nghị định 121/2007/NĐ-CP của Chính phủ vể nội dung tương tự, được ban hành cách đây đúng 10 năm, cũng như sẽ thay thế Nghị định 17/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 121/2007/NĐ-CP.
Theo quy định tại Nghị định 124/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội và chuẩn bị đầu tư, trước khi giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được cấp.
Tuy nhiên, hạn mức chuyển ngoại tệ nhỏ hơn hoặc bằng 500.000 USD và được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.
Trong trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, thì nếu khoản ngoại tệ chuyển ra nước ngoài vượt quá 500.000 USD thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Còn nếu khoản ngoại tệ chuyển ra dưới 500.000 USD, thì người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp phải có văn bản cam kết bằng văn bản tới các cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đúng mục đích.
Theo quy định tại Nghị định, kể cả không phải là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm 100% vốn, thì cứ chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trên 500.000 USD đều phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng theo Nghị định, nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để tham gia đấu thầu quốc tế hoặc các hình thức bảo đảm khác trước khi tiến hành đàm phán chính thức với đối tác, như đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh khác…
Tuy nhiên, giá trị giao dịch này phải nhỏ hơn 2 triệu USD. Trong trường hợp lớn hơn 2 triệu USD, mà lại là của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Các quy định về thủ tục, trình tự việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cũng đã được quy định rất cụ thể tại Nghị định 124/2017/NĐ-CP.
Theo quy định tại Nghị định 124/2017/NĐ-CP, thủ tục đầu tư ra nước ngoài đối với lĩnh vực dầu khí đều được rút ngắn, kể cả đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội, của Chính phủ.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2018.

-
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu? -
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Burundi -
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân -
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng