-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Năm 2006, khi Viettel quyết định đầu tư sang Campuchia, Viettel mới là nhà mạng kinh doanh di động tại Việt Nam được 2 năm.
Đến nay, sau 10 năm tham gia hoạt động đầu tư quốc tế, Viettel đã xuất hiện tại 11 quốc gia với quy mô dân số 320 triệu dân, gấp 3 lần dân số Việt Nam. Trong đó, 9/10 thị trường nước ngoài đã đi vào kinh doanh ổn định, còn dự án Myanmar đang trong giai đoạn chuẩn bị. Đến nay, tại 5/9 nước Viettel đã giữ vị trí số 1, tất cả các nước đã kinh doanh trên 3 năm đều có lãi và đều nằm trong top 2 công ty lớn nhất. Cá biệt có những nước như Peru, Burundi, sau 2 năm kinh doanh đã có lãi.
. |
Năm 2016, dự kiến chỉ riêng doanh thu từ viễn thông nước ngoài của Viettel đã đem về gần 1,4 tỷ USD, lũy kế đến nay đạt 6,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm, cao gấp 10 lần so với tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông thế giới. Hàng năm, Viettel chuyển về Việt Nam 200 triệu USD.
Viettel hiện phục vụ 100 triệu khách hàng, trong đó, số khách hàng quốc tế là hơn 35 triệu, tăng 12 lần kể từ khi khai trương thị trường nước ngoài đầu tiên. Nhờ vậy, Viettel lọt top 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Viettel đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng theo nghĩa là một nhà đầu tư đích thực, có năng lực giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành viễn thông ở tất cả các quốc gia.
Thủ tướng cũng đánh giá, Viettel đã tạo ra một mẫu hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, Viettel đã phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, công nghệ tiên tiến, năng suất cao thay vì chỉ khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ. “Chúng ta rất cần và mong muốn có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn như Viettel”, Thủ tướng khẳng định.
Đánh giá cao những đóng góp của Viettel cho sự phát triển chung của Campuchia, thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel, Ngài Prak Nguon Hong, Đại sứ Vương quốc Campuchia tại Việt Nam đã bày tỏ cảm kích: “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Tập đoàn Viettel vì những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Campuchia qua việc đầu tư vào hạ tầng viễn thông tại Campuchia”.
Ngài Gamiliel Munguambe, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mozambique tại Việt Nam lại kỳ vọng được tiếp tục đón nhận thêm nhiều dự án đầu tư từ Việt Nam hơn nữa.
“Tôi muốn kêu gọi Viettel hãy lan toả kinh nghiệm của mình tại thị trường Mozambique nói riêng và châu Phi nói chung, để tạo cảm hứng cho cộng đồng nhà đầu tư Việt bắt đầu một cuộc hành trình đầu tư quốc tế tương tự. Tôi cũng mong muốn các nhà đầu tư Việt Nam hãy đừng chần chừ, hãy đến với châu Phi và đến với Mozambique để tranh thủ các cơ hội kinh doanh. Có như vậy chúng ta sẽ được kỷ niệm nhiều lần 10 năm hơn nữa”.
“Hoạt động kinh doanh là nền móng quan trọng cho mối quan hệ giữa hai nước. Do vậy, Chính phủ Peru cam kết luôn hỗ trợ để Viettel nói riêng và các nhà đầu tư Việt Nam nói chung, có thể phát triển hơn nữa tại Peru”, Ngài Luis Tsuboyama, đại diện Đại sứ quán Peru tại Việt Nam thay mặt Chính phủ Peru tỏ thiện chí luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư Việt Nam.
"Viettel sẽ tiếp tục xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, băng thông rộng, phủ sóng 4G rộng khắp, giá cả phù hợp để mọi người dân ở các thị trường đều tiếp cận được dịch vụ. Kết hợp viễn thông với CNTT, với thiết bị điện tử để làm cho hạ tầng xã hội được thông minh hơn, các thành phố thông minh hơn. Viettel phải trở thành một tập đoàn công nghệ cao, sản xuất thiết bị viễn thông, sản xuất được vũ khí công nghệ cao, đủ sức răn đe và bảo vệ hoà bình lâu dài cho đất nước", Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu trong buổi lễ.
Ông Hùng cũng cho biết, 10 năm qua, từ một doanh nghiệp đơn độc đầu tư ra nước ngoài, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp đồng hành đầu tư ra nước ngoài cùng Viettel như các ngân hàng MBBank, BIDV, FPT… Viettel đặt mục tiêu năm 2020 sẽ kinh doanh tại 20 nước, có quy mô dân số 600 - 800 triệu dân. Trong những năm tới, Viettel sẽ tiếp tục đầu tư ra nước ngoài, mở rộng thị trường, không chỉ cho viễn thông, mà cho cả nghiên cứu sản xuất.
Viettel đặt mục tiêu trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025