
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Theo đó, dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phần cơ sở hạ tầng dùng chung thuộc dự án nhóm A.
Dự án có mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung Bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu (TP Đà Nẵng). Giai đoạn đầu đáp ứng thông qua lượng hàng đến 5,0 triệu tấn/năm và phát triển các bến giai đoạn tiếp theo theo quy hoạch nhằm giảm tải cho khu bến Tiên Sa và Sơn Trà, giảm áp lực giao thông đường bộ đi qua nội đô TP Đà Nẵng, từ đó tăng cường kết nối vùng và liên vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng và trong khu vực.
Dự án gồm các hạng mục chính như kè chắn sóng, đê chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối có khả năng đáp ứng cho các tàu tổng hợp, hàng rời trước mắt trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 Teus. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 3.426, 3 tỷ đồng. Ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ dự án là 2.994,59 tỷ đồng.
Trong đó, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững là 2.000 tỷ đồng và vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và được phân bổ theo ngành, lĩnh vực theo Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025 là 994,59 tỷ đồng. Phần còn lại sử dụng ngân sách địa phương của TP Đà Nẵng. Hình thức đầu tư là đầu tư công theo Luật Đầu tư công và các quy định liên quan của pháp luật.
UBND TP Đà Nẵng là cơ quan chủ quản, chủ trì lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định; thực hiện quy trình thủ tục đánh giá tác động môi trường; tổ chức lựa chọn nhà thầu đủ năng lực đầu tư xây dựng, khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025.

-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower