
-
Hải Dương thông qua 41 nghị quyết với nhiều chính sách về an sinh xã hội
-
Năm 2024, Đà Nẵng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GRDP hơn 8%
-
Thủ tướng Hun Manet thăm chính thức Việt Nam: Đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới
-
TP.HCM tăng đãi ngộ để “chiêu hiền, đãi sĩ”
-
Quỹ đất tái định cư ở Nha Trang không đáp ứng đủ nhu cầu tái định cư -
Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng
TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Giá dầu giảm lợi nhiều hơn hại | |
Chìa khóa năm 2015 là năng lực nội sinh | |
Phục vụ nhân dân bằng hành động cụ thể |
Hôm nay (30/1), Chính phủ đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 1/2015. Phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ chiều nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, đây là phiên họp có ý nghĩa đặc biệt vì khởi đầu năm mới 2015 và khép lại năm Giáp Ngọ.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên |
Bộ trưởng cho biết, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, các thành viên Chính phủ đều nhất trí đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt kết quả khả quan.
Kinh tế vĩ mô tích cực hơn, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2015 giảm 0,2% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Sản xuất công nghiệp tăng cao; khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển. Xuất khẩu tăng khá, ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Tiến độ thu NSNN ước đạt 9,8% dự toán năm, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn FDI ước đạt 505 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi ước đạt 120 triệu USD, tăng 10%...
Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, có những tác động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế Việt Nam, nổi lên là giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh xuống 44,41 USD/thùng (29/1/2015) và có thể xuống 42 USD/thùng trong quý I/2015.
Bên cạnh đó, nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn như: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn; ngành dầu khí và thu ngân sách có thể chịu ảnh hưởng do giá dầu thô thế giới giảm mạnh; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp…
Thông báo của Văn phòng Chính phủ cho biết, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, các thành viên Chính phủ cũng thảo luận, phân tích, đánh giá về diễn biến, tác động của giá dầu thô thế giới đến nền kinh tế. Các ý kiến nhận định giá dầu giảm có thể ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, trên cơ sở tính toán, sản lượng khai thác dầu thô sẽ không giảm so với kế hoạch. Theo Bộ Tài chính, tác động của dầu thô tới nền kinh tế nước ta là tác động hai chiều, có cả khó khăn và thuận lợi, trong đó, mặt thuận lợi là nhiều.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định, việc CPI tháng 1/2015 tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp không phải là dấu hiệu của sự giảm phát bởi nguyên nhân chủ yếu do giá xăng, dầu, giá gas trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh theo giá thế giới. Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vẫn tiếp tục phát triển như chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 01/2015 tăng 17,5% so với cùng kỳ…
Thông cáo của Văn phòng Chính phủ cũng cho biết, phát biểu kết luận Phiên họp hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội đều đạt kết quả tích cực. Ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đều đã nghiêm túc quán triệt, triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch hành động và triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt.
Thủ tướng cũng lưu ý trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2015 nổi lên vấn đề là giá dầu thô thế giới giảm mạnh, thấp hơn so với mức dự báo khi tính toán các chỉ tiêu vĩ mô, cân đối thu chi ngân sách như đã trình Quốc hội. Tuy nhiên “theo tính toán tổng hợp, giá dầu giảm có lợi nhiều hơn có hại, mục tiêu đạt tăng trưởng GDP 6,2% vẫn khả thi, ngân sách vẫn cân đối được”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu và cho biết với dự báo giá dầu xuống 40 USD/ thùng, ngân sách sẽ hụt thu khoảng 10.000 tỷ đồng và như vậy ngân sách hoàn toàn có khả năng cân đối mà không làm đảo lộn các nhiệm vụ thu chi.
Thông báo tại buổi họp báo chiều nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,2% trong năm nay, không điều chỉnh.
Về lạm phát tháng đầu năm, CPI giảm 0,2%, song Chính phủ nhận định, nền kinh tế không có dấu hiệu giảm phát và vẫn giữ mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 5%.
Thùy Liên
-
Quỹ đất tái định cư ở Nha Trang không đáp ứng đủ nhu cầu tái định cư -
Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng -
Thủ tướng Belarus thăm và làm việc tại tỉnh Hưng Yên -
Quy hoạch tỉnh Lai Châu: Tập trung phát triển kinh tế biên mậu và du lịch -
Thời điểm để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá -
Công bố Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam và Top 10 nơi làm việc tốt nhất việt nam 2023 -
Việt Nam - Hàn Quốc đặt mục tiêu thương mại song phương 150 tỷ USD vào năm 2030
-
1 Thống đốc: Sẽ cân nhắc việc bỏ room tín dụng hay không
-
2 Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trong cảnh “sống mòn”
-
3 Chính thức khởi động Dự án Cảng hàng không Quảng Trị vào ngày 15/12
-
4 Chốt phương án đầu tư BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá 11.179 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/12
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023
-
Tập đoàn Sao Đỏ và Bảo Long Solar hợp tác đầu tư điện mặt trời áp mái