
-
Tín dụng sẽ tăng dần trong các quý tới
-
ĐHĐCĐ NCB: Tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 19.000 tỷ đồng năm 2025
-
Thêm tuần xô đổ kỷ lục, vàng tiến gần mốc 101 triệu đồng/lượng
-
Ngân hàng khởi động mùa đại hội cổ đông; Hòn than bất động sản lại nóng
-
Giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp của TPBank được The Asian Banker đánh giá cao -
ĐHĐCĐ Nam A Bank: Chia cổ tức 25%, mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng
![]() |
Thông tin tại Hội nghị, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đã được ban hành vào hôm qua (18/6).
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02 về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31/12/2024. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng theo dõi tình hình thực hiện Thông tư 06/2024/TT-NHNN, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho hay, đến ngày 14/6/2024, tăng trưởng tín dụng tăng 3,79% so với cuối năm 2023; tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần qua các tháng, doanh số tín dụng mà các tổ chức tín dụng đã cung ứng ra nền kinh tế trong gần 6 tháng đầu năm 2024 cao hơn hơn doanh số của cùng kỳ 3 năm trước.
Tuy nhiên, tại một số địa phương tăng trưởng tín dụng còn thấp; có những tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng chung, thậm chí tăng trưởng âm.
Điều đó cho thấy về tổng thể cầu tín dụng trong nước chưa có sự phục hồi mạnh mẽ, nhiều ngành sản xuất, dịch vụ là các động lực truyền thống của nền kinh tế vẫn còn những khó khăn nhất định, một bộ phận khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, cùng với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân.
Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước định hướng điều hành lãi suất ổn định theo hướng từng bước giảm mặt bằng lãi suất chung trong nền kinh tế; điều hành hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục có các giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo sự hài hòa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.
Về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.
Đồng thời, rà soát để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế: lĩnh vực bất động sản, các dự án hạ tầng giao thông, các ngành như xi măng, sắt, thép, vật liệu xây dựng…
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng đang nghiên cứu sửa đổi chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo hướng ưu đãi hơn.

-
Giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp của TPBank được The Asian Banker đánh giá cao -
ĐHĐCĐ Nam A Bank: Chia cổ tức 25%, mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng -
BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt -
Vàng lập đỉnh lịch sử, giá vàng SJC lên trên mốc 100 triệu đồng/lượng -
Nhiều yếu tố hỗ trợ cổ phiếu “vua” -
Quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền -
Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ: VIB đang tìm kiếm đối tác ngoại sau khi CBA thoái vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc