-
Bình Định thiếu chỗ để khách “tiêu tiền” -
Trong 10 năm, có hơn 7.500 du khách, nhà thám hiểm chinh phục hang Sơn Đoòng -
Loạt điểm đến Sun World nhuộm sắc đỏ cờ mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam -
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long
Lễ hội Tràng An do Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và UBND huyện Hoa Lư phối hợp tổ chức.
Lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và Ban tổ chức thực hiện nghi lễ rước nước đến đền Suối Tiên dâng hương Thánh Quý Minh Đại Vương. |
Đây là lễ hội truyền thống của địa phương, được tổ chức thường niên nhằm tri ân và tưởng nhớ đức Thánh Quý Minh Đại Vương, các đời vua Trần cùng các bậc tiền nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời thể hiện ước muốn, cầu mong một cuộc sống bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước về một vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử, ngàn năm văn hiến, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của Lễ hội Tràng An nói riêng và các giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An nói chung, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Lễ hội Tràng An năm nay được tổ chức với quy mô thu gọn hơn các năm trước, đảm bảo yêu cầu, quy định phòng, chống dịch COVID-19, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. Với truyền thống nhiều năm, Lễ hội đã tái hiện đầy đủ lịch sử Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần tại mảnh đất Cố đô Hoa Lư. Nơi đây từng là căn cứ địa chống giặc ngoại xâm với thành là núi, đường là sông, cung điện là hang động.
Rước Rồng tại đền Suối Tiên, nơi thực hiện nghi lễ chính của Lễ hội |
Lễ hội được tổ chức với sự tham gia của hàng nghìn người, gồm các tăng ni, phật tử, các diễn viên, quần chúng và hàng nghìn du khách thập phương với hai phần chính gồm phần lễ và phần hội.
Trong phần lễ, Ban Tổ chức thực hiện các nghi lễ cổ truyền như lễ rước nước, rước thuyền rồng di chuyển qua các hang động đến đền Suối Tiên để thực hiện nghi lễ dâng hương Thánh Quý Minh Đại Vương.
Lễ hội Tràng An 2022 thu hút hàng nghìn du khách thập phương |
Trong phần hội, các đại biểu và du khách được di chuyển từ bến thuyền Tràng An đến suối Tiên với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc giới thiệu về giá trị văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc các vùng miền trên cả nước như hát văn, hát chèo, không gian nghệ thuật vùng núi phía Bắc, Tây nguyên, Tây Nam Bộ...
-
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long -
Hai di tích trong khu phố cổ Hà Nội thu phí tham quan từ ngày 2/1 -
Sắp triển khai công viên nước “Cá chép hóa rồng” tại CaraWorld: Điểm đến mới của Cam Ranh -
Du lịch Hà Nội thu 594 tỷ đồng trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 -
Đón chờ năm 2025 rực rỡ của du lịch Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả