
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt
-
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
Công trình cầu Cửa Đại nối hai bờ sông Thu Bồn tại xã Cẩm Thanh (TP. Hội An) và xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) có chiều dài toàn tuyến hơn 18km, gồm các hạng mục: cầu Cửa Đại dài hơn 1,5 km và đường dẫn 2 đầu cầu, tổng mức đầu tư 3.450 tỷ đồng.
Đây là công trình có kỷ lục về bề rộng nhịp đúc hẫng với khẩu độ 150m dài nhất Việt Nam hiện nay. Hạng mục tuyến đường ven biển Hội An - Tam Kỳ có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, dài là 24,5km, mặt cắt ngang tuyến đường là 38m.
Cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển là hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh Quảng Nam và của khu vực, nhằm khai thác hiệu quả 70km bờ biển và 20.000ha đất ven biển ở phía nam của tỉnh Quảng Nam, rút ngắn một nửa quãng đường và thời gian từ TP. Đà Nẵng đi Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và kết nối giữa 2 di sản văn hóa thế giới thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An. Đây là mắt xích quan trọng trong tuyến đường ven biển quốc gia từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại lễ Khánh thành cầu Cửa Đại ngày 27/3 |
Tại lễ khánh thành, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết qua 5 năm thi công, công trình đã gặp không ít khó khăn vì nguồn vốn không đủ đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của tỉnh, các nhà thầu, đơn vị thi công, đồng tình của người dân và ủng hộ cao của Đảng, Nhà nước, Dự án đã vượt qua khó khăn đến nay đã hoàn thành. Công trình hoàn thành đáp ứng được niềm mong đợi của người dân các huyện ven biển Duy Xuyên, Thăng Bình. Không còn cách trở đò ngang, đi lại, giao thương thuận lợi. Theo ông Thu, sắp tới, UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xúc tiến đầu tư tuyến đường Tam Kỳ - Núi Thành để giao thông đi lại thông suốt toàn tỉnh và liên kết với các tỉnh bạn.
“Từ đây đến năm 2020 và những năm tếp theo, Quảng Nam đang xúc tiến các chương trình, dự án động lực, khu vực: đô thị dịch vụ Nam Hội An; Khu Công nghiệp ô tô và Trung tâm khí, năng lượng và các công trình sử dụng năng lượng khí”, ông Thu khẳng định. Thực tế, hiện nhiều dự án đã hình thành và phát triển. Trong tháng 4 tới đây, Dự án Khu nghỉ dưỡng phức hợp Nam Hội An sẽ được khởi công xây dựng trên địa bàn huyện Duy Xuyên và Thăng Bình; Dự án mở rộng khu công nghiệp hỗ trợ ô tô Trường hải tiếp tục mở rộng, các doanh nghiệp dệt may của Hàn Quốc tại KCN Tam Thăng, TP Tam Kỳ và nhiều dự án khác tiếp tục đầu tư tạo nên động lực mới cho vùng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Tại lễ khánh thành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cầu Cửa Đại, đường ven biển hoàn thành đã nối liền Bắc-Nam Quảng nam và các tỉnh lân cận, kết nối thành vệt kinh tế du lịch, văn hóa, khai thác các thành phần kinh tế biển. Từ công trình này, sẽ phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... nâng cao hàm lượng chất xám và thu hút các nhà đầu tư đến đây. Từ đó tăng giá trị sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
“Trục đường chỉ hơn 100km trong địa bàn tỉnh Quảng Nam nhưng đã góp phần kết nối tuyến đường ven biển toàn quốc dài hơn 3.000km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đã được phê duyệt triển khai gần 10 năm nay. Đây cũng là công trình phòng chống thiên tai và tuyến đường phục vụ an ninh quốc phòng”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Để đón đầu việc khánh thành cầu Cửa Đại và kết nối liên hoàn tuyến đường ven biển, đầu năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam đã điều chỉnh quy hoạch vùng Đông Nam Quảng Nam để tạo ra 1.500 ha đất sạch xúc tiến đầu tư các dự án với không gian phát triển lên tới 42.000 ha bao gồm cả KKT mở Chu Lai và dự án tổng thể sắp xếp dân cư dọc 25 xã, phường, thị trấn ven biển để xúc tiến nhóm dự án khu đô thị, dịch vụ Nam Hội An; công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; công nghiệp dệt may và hỗ trợ ngành dệt may gắn phát triển đô thị Tam Kỳ; dự án chương trình phát triển công nghiệp sạch và dịch vụ gắn sân bay Chu Lai; dự án khí - điện và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm sau khí; nhóm chương trình, dự án hệ thống cảng cá và khu neo đậu, tránh bão.

-
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ -
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển