
-
Đóng điện thành công đường dây 500 kV Phố Nối - Thường Tín
-
TP.HCM khởi công mở rộng Quốc lộ 13 vào quý II/2026
-
Gỡ vướng về vật liệu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
-
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, giải quyết
-
Tiến độ thi công “rùa” tại Cụm công nghiệp Quế Thọ 3 -
Thông luồng vào dự án PPP giao thông
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông. |
Sáng nay (13/1), tại Hà Nội, Bộ GTVT phối hợp với UBND Tp Hà Nội, Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông.
Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba; lãnh đạo UBND Tp Hà Nội và đại diện các bộ, ngành trung ương.
Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT, Dự án Cát Linh - Hà Đông là dự án đường sắt đô thị được triển khai thí điểm đầu tiên cũng như tại Tp Hà Nội bằng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đến nay, Dự án đã được nghiệm thu và Bộ GTVT bàn giao cho thành phố Hà Nội đưa vào vận hành khai thác an toàn tuyệt đối từ ngày 6/11/2021.
“Việc chính thức tổ chức Lễ khánh thành Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng về việc Dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã được triển khai thành công, đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật; qua đây, thành phố Hà Nội sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đã và đang triển khai tại Thủ đô”, ông Đông đánh giá.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, đại diện cho bên tiếp nhận Dự án cho biết, sau 2 tháng vận hành khai thác, hiện mỗi ngày tuyến vận chuyển bình quân 14.917 hành khách.
Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gần đây số hành khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến tuy có giảm nhưng hành khách có nhu cầu sử dụng thực tế là những người đi làm, đi học thường xuyên trên tuyến bằng vé tháng giữ ổn định và đang có xu hướng tăng: từ 10% ban đầu lên hơn 20%, và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới khi học sinh, sinh viên đi học trực tiếp trở lại.
Lãnh đạo UBND Tp Hà Nội thông tin: ngày hôm nay cắt băng Khánh thành Dự án cũng là ngày đón Hành khách thứ 1 triệu đi tàu Cát Linh – Hà Đông.
Ông Hùng Ba, Đại sứ sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, cho biết Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông nằm trong chương trình Một vành đai, Một con đường của Chính phủ Trung Quốc, góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông Thủ đô Hà Nội.
“Đây không chỉ là dự án thương mại đơn thuần, mà còn là biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Do đó, chúng tôi hy vọng dự án sẽ phát huy hiệu quả đầu tư, đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực vận hành, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”, Đại sứ Hùng Ba nhấn mạnh.
Dự án có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km, toàn bộ đi trên cao (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao) và khu Depot tại Phú Lương – quận Hà Đông; mua sắm 13 đoàn tàu.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1435 mm; tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác là 35km/h; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5h-23h hàng ngày.
Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường tàu được khai thác 10 phút/chuyến. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.
Qua 2 lần điều chỉnh, tổng mức đầu tư Dự án là 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), tăng 9.231,632 tỷ đồng (tương đương 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu, trong đó vốn vay của Trung Quốc là 13.867,1 tỷ đồng (tương đương 669,62 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 4.134,399 tỷ đồng (tương đương 198,42 triệu USD.
Từ tháng 10/2011 Dự án chính thức được khởi công xây dựng và cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị vào tháng 11/2018.

-
Thông luồng vào dự án PPP giao thông -
Tiến độ thi công “rùa” tại Cụm công nghiệp Quế Thọ 3 -
EVN và tỉnh Quảng Trị họp bàn đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải -
Làn sóng đầu tư mới đổ về Cần Giờ -
Khởi công tuyến cao tốc từ TP. Cà Mau đến Đất Mũi trước ngày 2/9/2025 -
Danh mục các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt -
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển