-
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Danh mục xanh ở trạng thái chờ
Tại Hội thảo “ESG trong ngành ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu” do Báo Đầu tư tổ chức, ông Tạ Đức Bình, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chiến lược và Chính sách tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết có những lý do khiến việc xây dựng danh mục xanh gặp nhiều khó khăn hơn khi tiến hành.
Trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo, quan điểm của tổ soạn thảo là danh mục xanh sẽ hỗ trợ rất tốt cho các ngân hàng trong việc nhận diện những dự án đủ điều kiện, những dự án được xem là xanh. Danh mục này cũng giúp cho ngân hàng có những chuẩn hoá chi tiết hơn trong quá trình xác định dự án đủ điều kiện, giúp ngân hàng đánh giá được những rủi ro và lợi ích của dự án.
Tuy nhiên, theo ông Bình, danh mục phân loại xanh dù rất quan trọng nhưng không phải điều kiện ảnh hưởng bắt buộc đến thành công trong tích hợp ESG ngành ngân hàng hoặc trong các hoạt động của doanh nghiệp. "Thực tế ở các nước đã có danh mục phân loại xanh, lại không hỗ trợ gì cho các dự án thuộc danh mục này cả. Nhiều nước để thị trường vận hành một cách chủ động, bằng cách sử dụng các đơn vị độc lập xác nhận, xác minh dự án này có thuộc danh mục không, mà không cần cơ quan nhà nước xác nhận, bởi không cần hỗ trợ từ Chính phủ".
Ông Tạ Đức Bình, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chiến lược và Chính sách tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Tại Việt Nam, ông Bình cho biết ngoài việc ban hành danh mục để xác nhận dự án xanh, đây còn là cơ sở để dự án có thể nhận được những ưu đãi, hỗ trợ từ nhiều nước về tín dụng xanh. Điều này đã đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn về việc xác nhận và cũng khiến cho danh mục gặp nhiều khó khăn hơn khi tiến hành.
Liên quan đến danh mục xanh, bà Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch CTCP Tư vấn EY Việt Nam cho biết EY cũng tham gia quá trình góp ý dự thảo. Hãng kiểm toán EY đã kiến nghị dùng các công ty kiểm toán nếu cần đưa ra ý kiến độc lập. Nếu có quy chuẩn cụ thể, sẽ rất dễ để kiểm tra xem các tiêu chuẩn. Hiện nay chưa có quy trình, nhưng bản thân các công ty kiểm toán Big 4 cũng sẵn lòng triển khai. Nếu có quy định cụ thể, theo bà Dương, các công việc cụ thể sẽ là các việc kiểm tra và xác nhận lại. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định và chưa rõ cơ quan chức năng có thể sử dụng ý kiến trên như thế nào trong quá trình đưa ra quyết định.
Nhiều ngân hàng đang xây dựng nền móng để sẵn sàng
Bà Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch CTCP Tư vấn EY |
Cũng theo bà Dương, ngân hàng có khối lượng dữ liệu lớn, một mặt sẽ cần phải đảm bảo tuân thủ quy định và mặt khác phải cân đối được nguồn vốn phân bổ cho vay tín dụng xanh trong tổng nguồn vốn tín dụng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng. Dù hiện nay Thủ tướng chưa phê chuẩn danh mục xanh, các ngân hàng đã và đang tiên phong thực hiện điều này.
"Ngân hàng đã dành nhiều nguồn lực từ nhân sự đến tài chính để tiên phong thực thi ESG. Nhiều ngân hàng đã thuê chúng tôi để phát hành các báo cáo minh bạch hoặc chuẩn mực theo kiểm toán ESG. Họ đã ý thức được việc làm sao hy sinh lợi ích ngắn hạn dành cho mục tiêu dài hạn", bà Dương cho hay.
Các ngân hàng cũng thực tế hơn trong tài trợ dự án xanh. Đơn cử như việc thay vì tài trợ toàn bộ dự án bất động sản xanh, toà nhà xanh, ngân hàng sẽ chia nhiều phần như tiêu thụ năng lượng của toà nhà, phần xi măng... Khi tài trợ cho một toà nhà, các vật liệu như xi măng, sắt, thép không xanh ngay được, nhưng có thể làm một cách thực tế hơn như là mảng đầu tư tiêu thụ năng lượng tòa nhà xanh. Khi làm được những điều này, việc truyền thông về hoạt động xanh sẽ tích cực với bản thân doanh nghiệp và cũng tăng lòng tin của khách hàng, tăng uy tín về thương hiệu của ngân hàng.
Tuy nhiên, xét cho cùng, với quan điểm của công ty tư vấn, thực hành ESG phải đi vào bản chất, có bước tiến cụ thể, vững chắc, thay vì đi vào hình thức phải đi vào nội hàm, giải quyết bài toán cụ thể, đặc biệt với chiến lược phân bổ vốn, rủi ro về yếu tố khí hậu trong danh mục. Nhiều ngân hàng hiện nay mặc dù chưa công bố nhưng đang từng bước xây dựng những viên gạch vững chắc để mọi thứ sẵn sàng, từ quy định nội bộ cho đến các danh mục, từ đó sẵn sàng cho sự chuyển đổi.
-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025