
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) đã kết thúc chuyến làm việc tại Việt Nam từ ngày 11/10 đến ngày 18/10, liên quan đến hoạt động kiểm tra thực địa và làm việc kỹ thuật lần thứ tư về chống khai thai hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Trong lần thanh tra này, đoàn thanh tra của EC đã làm việc tại 2 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Định.
![]() |
Bộ NN&PTNT làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC). |
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, sau quá trình thực địa, đoàn thanh tra của EC ghi nhận nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam. Việc chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm đã có chuyển biến tích cực.
Về khung pháp lý, đoàn cơ bản thống nhất với dự thảo hai nghị định sửa đổi, bổ sung đối với Nghị định 26 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và Nghị định số 42 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Tuy nhiên, về kết quả chính thức, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết đoàn thanh tra phải báo cáo với Tổng vụ Các vấn đề Biển và Thủy sản của EC, việc gỡ “thẻ vàng” của Việt Nam lúc đó mới có kết luận.
Đoàn thanh tra của EC cho rằng, vấn đề mấu chốt hiện nay là các địa phương vẫn còn hạn chế trong việc theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu cá, xử phạt vi phạm khai thác IUU; chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận chưa nghiêm khắc.
Theo đó, đoàn thanh tra của EC đề nghị Việt Nam kiểm soát, không để tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; không để tàu mất kết nối 10 ngày; không để tàu "3 không" như không đăng kiểm, không đăng ký, không giấy phép; tỷ lệ xử phạt còn rất thấp.
Đoàn khuyến nghị Việt Nam cần xử lý nghiêm với các tổ chức, cá nhân tại địa phương không hoàn thành nhiệm vụ được giao, các doanh nghiệp làm ăn phi pháp. Ngoài ra, các địa phương cần thực hiện nghiêm quy định pháp luật thủy sản, đặc biệt quy định về thiết bị giám sát hành trình (VMS), đăng ký, cấp phép, đánh dấu tàu cá, đồng thời xử phạt các hành vi vi phạm khai thác IUU.
Từ nay đến lần kiểm tra tiếp theo (dự kiến tháng 5-6/2024), Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề xuất lãnh đạo các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện đồng bộ các giải pháp, Việt Nam mới có khả năng gỡ “thẻ vàng”. Các tỉnh có hệ thống kết nối với thiết bị giám sát hành trình (VMS) phải trực 24/24 để phát hiện sớm tàu vượt ranh giới, mất kết nối, đặc biệt là có biện pháp mạnh, không để tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Bộ NN&PTNT sẽ đưa vào sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử; đồng thời tiếp tục tổ chức các đoàn công tác kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân còn thiếu trách nhiệm tại địa phương.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower