-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Ngân hàng có chịu thiệt?
Có thể kể ra một loạt ngân hàng đang đưa ra các gói vốn giá rẻ. Chẳng hạn, Vietcombank vừa đưa ra thị trường gói cho vay DN xuất khẩu, với lãi suất 5 - 5,8%/năm, áp dụng trong thời gian từ 1 - 3 tháng đầu của khoản vay, với điều kiện khách hàng phải mở tài khoản và bán ngoại tệ cho Ngân hàng. Hay BIDV đang thực hiện nhiều gói vốn giá rẻ, trong đó có gói 2.000 tỷ đồng cho vay khách hàng mua nhà, kể cả nhà ở phân khúc cao cấp, với lãi suất 5%/năm.
HDBank cũng đang triển khai chương trình “Vay tiền phát lộc”, với lãi suất ưu đãi từ 6,8%/năm cho khoản vay trên 1 tỷ đồng, áp dụng trong 6 tháng đầu. Hoặc BaoVietBank cho phép khách hàng có thể vay vốn ưu đãi cho nhiều mục đích như mua nhà ở, đất ở; xây dựng, sửa chữa nhà; vay mua ô tô… với những khoản vay dài hạn trên 4 năm được nhận mức lãi suất 5%/năm trong 6 tháng đầu.
Chia sẻ về gói vốn với lãi suất tháng đầu bằng 0, lãnh đạo một ngân hàng cho biết: “Ngân hàng chấp nhận lỗ trong chừng mực nào đó, nhưng bù lại, chúng tôi sẽ ‘câu’ được khách hàng sử dụng các dịch vụ khác”.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế phân tích, đồng vốn huy động của ngân hàng có nhiều kỳ hạn, những kỳ hạn ngắn lãi suất thấp, chưa kể các khoản tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất rất thấp... Bởi vậy, giá vốn bình quân của một số ngân hàng có thể cho phép họ cho vay với lãi suất dưới 7%/năm. Song cũng chỉ những ngân hàng lớn, có nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế, DN lớn mới làm được điều này.
HDBank đang triển khai chương trình “Vay tiền phát lộc”, với lãi suất 6,8%/năm trong 6 tháng đầu
“Ngay cả với những ngân hàng lớn, hiện nguồn tiền gửi này cũng rất thấp, một phần do thời điểm trước Tết, các DN thường rút ra để chi trả lương thưởng; một phần do hiện các DN cũng khai thác tối đa nguồn vốn của mình cho sản xuất - kinh doanh, cho vay lẫn nhau trong tập đoàn... Việc chào mời cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động chỉ được thực hiện trong những tháng đầu, có khi chỉ mang tính chất câu khách”, TS. Hiếu nêu quan điểm.
Với mức lãi suất đưa ra thấp, những gói vốn nêu trên đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Một lãnh đạo HDBank Chi nhánh Hoàn Kiếm cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh đã cho vay được khoảng 20 tỷ đồng theo chương trình “Cho vay phát lộc”.
Sức ép thanh khoản dư thừa
Nhìn nhận nguyên nhân sâu xa, một số chuyên gia ngân hàng cho biết, hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá dồi dào, thậm chí nhiều ngân hàng lớn còn có biểu hiện dư thanh khoản do sau Tết, tiền bắt đầu chảy mạnh vào ngân hàng, trong khi đầu ra tín dụng vẫn gặp khó. Bằng chứng là từ sau Tết Nguyên đán đến nay, lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm và Ngân hàng Nhà nước cũng đang hút mạnh tiền về.
Để xử lý hiệu quả nguồn vốn dư thừa này, một mặt các ngân hàng đẩy mạnh cho vay DN lớn, nhất là các dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh, mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Đó là lý do kể từ cuối năm 2013 đến nay, các phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ đều có tỷ lệ trúng thầu rất cao, khiến lãi suất có xu hướng giảm. Một số ngân hàng chấp nhận cho vay thấp hơn lãi suất huy động để “câu” khách hàng sử dụng dịch vụ khác, nhằm lấy nguồn thu từ các dịch vụ này bù đắp cho khoản thua thiệt về tín dụng.
Trần lãi suất huy động chưa hạ, vì sao?
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, trong 2 tháng đầu năm, các NHTM đã mua vào hơn 57.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ mới đây, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công toàn bộ 10.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ các kỳ hạn 2, 3 và 5 năm. Lãi suất trúng thầu giảm nhẹ ở kỳ hạn 2 và 5 năm và đặc biệt kỳ hạn 3 năm giảm tới 0,17%. |
Nhìn nhận việc hệ thống ngân hàng đang dư thừa thanh khoản, nhiều ngân hàng chấp nhận cho vay với lãi suất thấp, nhưng lại không hạ lãi suất đầu vào, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng tuy khá dồi dào, song vẫn thiếu bền vững.
Đồng quan điểm này, một chuyên gia kinh tế phân tích: Thứ nhất, thanh khoản phân bổ không đều trong hệ thống, nhiều ngân hàng lớn thừa thanh khoản trong khi không ít ngân hàng nhỏ vẫn trong cảnh “chạy ăn từng bữa”.
Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn hiện nay tại các ngân hàng chủ yếu là vốn huy động kỳ hạn ngắn, thiếu tính ổn định và bền vững. Đó chính là lý do, dù dư thanh khoản, song các ngân hàng vẫn không dám hạ thấp lãi suất huy động, vì sợ dòng vốn có thể chảy sang các kênh đầu tư có mức sinh lời cao hơn. Việc các ngân hàng đẩy mạnh mua vào trái phiếu chính phủ cũng nhằm tăng nguồn vốn đệm để dự phòng thanh khoản, trong khi mức sinh lợi của trái phiếu khá hấp dẫn.
“Có vẻ như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng nhận thức được điều này nên mặc dù lạm phát đã xuống rất thấp (tại thời điểm cuối tháng 2, lạm phát tính theo năm chỉ còn 4,65% - PV), song NHNN vẫn không “ép” các ngân hàng hạ lãi suất huy động bằng cách hạ trần lãi suất huy động”, vị chuyên gia trên nhận xét.
Hồng Dung (ĐTCK)
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử