![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/hoaisuong/2025/02/14/so-ca-mac-cum-a-tang-gia-thuoc-tamiflu-bien-dong1739549095.jpeg)
-
Số ca mắc cúm A tăng, giá thuốc Tamiflu biến động
-
Tin mới y tế ngày 15/2: Kỳ tích cứu sống sản phụ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
-
Không quá hoang mang với dịch cúm mùa
-
Ứng dụng công nghệ in 3D trong điều trị ung thư xương hàm mặt
-
Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Nhiều thay đổi quan trọng từ năm 2025 -
Biến chứng do lạm dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc
Trước tình hình số trường hợp mắc cúm gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán, Bộ Y tế đã gửi văn bản chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, trong đó khuyến khích người dân chủ động tiêm vắc-xin phòng cúm để đảm bảo miễn dịch.
![]() |
Người dân nên chủ động đi tiêm vắc-xin cúm nhằm tránh biến chứng nặng do bệnh gây ra. |
Số ca mắc cúm tại Việt Nam vẫn có xu hướng gia tăng với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan.
Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống và kiểm soát tình hình bệnh cúm mùa, Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 656/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Khuyến khích người dân cần chủ động tiêm vắc-xin phòng cúm, nhằm nâng cao hiệu quả phòng bệnh. Việc tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng.
Đặc biệt đối với người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh nền, bệnh mãn tính, bệnh ung thư, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi nên chủ động tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh.
Để đồng hành trên hành trình bảo vệ sức khỏe và đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân, đặc biệt trong những giai đoạn cao điểm, hàng trăm trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đảm bảo mang đến nhiều loại vắc-xin chính hãng.
Các loại vắc-xin cúm mà Long Châu đang cung cấp bao gồm Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan), dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Tại Long Châu, 100% vắc-xin đều được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất chính hãng và được bảo quản theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, nhằm giúp nhiều khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ vắc-xin chất lượng cao, giá tốt, Tiêm chủng Long Châu cũng đã triển khai chương trình ưu đãi 10% dành cho gói vắc-xin cúm và phế cầu.
Về bệnh cúm, thời gian gần đây, Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân cúm A nặng, trong đó đa số là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền kết hợp và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Điển hình là một bệnh nhân nam, 83 tuổi (Hà Nội) có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, nhập viện ngày thứ 3 của bệnh với biểu hiện sốt cao đột ngột liên tục 39-39,5 độ C kèm theo mệt mỏi, ho khạc đờm, đau ngực và khó thở.
Kết quả thăm khám và xét nghiệm, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh cúm A. Mặc dù đã được điều trị thuốc kháng virus, kháng sinh chống bội nhiễm và kiểm soát bệnh lý nền, tuy nhiên tình trạng người bệnh tiến triển nặng dần, viêm phổi và suy hô hấp tiến triển phải hỗ trợ thở oxy tăng dần sau đó được đặt ống nội khí quản, thở máy và chuyển khoa Hồi sức truyền nhiễm điều trị hồi sức tích cực.
Mùa Đông-Xuân, khí hậu lạnh ẩm rất thuận lợi cho virus cúm mùa phát triển, gây bệnh và bùng phát dịch. Người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm (A/H1N1, A/H3N2, B, C) gây ra.
Virus cúm lây lan nhanh qua đường hô hấp thông qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa Đông-Xuân do điều kiện thời tiết lạnh ẩm, thuận lợi cho virus phát triển.
Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng một số đối tượng có nguy cơ mắc cúm và gặp phải các biến chứng nguy hiểm, bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền đặc biệt như tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ…
Bộ Y tế khuyến cáo tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm cúm mùa, nhưng một số nhóm đối tượng cần đặc biệt chú ý và tiêm phòng cúm thời điểm này để phòng chống các biến chứng nặng gồm: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em dưới 12 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Người cao tuổi, từ 65 tuổi trở lên, với hệ miễn dịch suy yếu.
Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con trong mùa cúm, vì thay đổi thể trạng và hệ miễn dịch trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người có bệnh nền như tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ, và những người đang điều trị thuốc dài hạn.
Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người béo phì (BMI trên 40), người mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh, và những người dưới 20 tuổi đang dùng aspirin trong thời gian dài cũng thuộc nhóm cần tiêm vắc-xin phòng cúm.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, đợt bùng phát cúm mùa tại Nhật Bản đang diễn ra mạnh mẽ. Từ tháng 9 năm 2024 đến tháng 1 năm 2025, Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu ca cúm, chủ yếu do cúm A gây ra. Các khu vực có đông dân cư và các điểm du lịch như Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka đang bị ảnh hưởng nặng nề.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết, trong các tuần cuối năm 2024, tỷ lệ mắc cúm và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) tăng mạnh ở nhiều quốc gia thuộc Bắc bán cầu, bao gồm châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và nhiều quốc gia ở châu Á.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để giảm thiểu nguy cơ mắc cúm mùa:
Tiêm vắc-xin cúm mùa: Đây là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi cúm. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn tay hoặc ống tay áo để giảm phát tán dịch tiết. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở nơi đông người và trên phương tiện giao thông công cộng. Giảm tiếp xúc với người mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm khi không cần thiết.
Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và vận động thể lực đều đặn.
Khi có triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân không nên tự ý xét nghiệm hoặc mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Các bác sỹ cũng cảnh báo rằng nhiều người mắc cúm thường chủ quan, nghĩ rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm, điều này có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Trước tình hình cúm mùa đang gia tăng, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Bộ cũng khuyến cáo các biện pháp giám sát và kiểm dịch y tế biên giới để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và hạn chế lây lan.
-
Chủ động tiêm vắc-xin là biện pháp phòng, chống bệnh cúm hiệu quả -
Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm thế nào? -
Hà Nội rốt ráo kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội -
Nhiều người mắc cúm mùa với diễn biến nặng -
Tin mới y tế ngày 14/2: Hồi sinh người bệnh mắc ung thư phổi -
Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Nhiều thay đổi quan trọng từ năm 2025 -
Biến chứng do lạm dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc
-
1 Thúc trụ cột tăng trưởng đầu tư công
-
2 Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ
-
3 Hà Nội sẽ xử lý vi phạm giao thông qua 600 cụm camera giám sát 24/24h
-
4 Trình Quốc hội cơ chế đặc thù để năm 2030 vận hành Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/2
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
-
Dunlopillo tự hào ra mắt dòng nệm cao su nhập khẩu Herit 10 với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu
-
Sau thành công với Masan, Vingroup, Techcombank tiếp tục mở rộng hệ sinh thái
-
Gia Lâm chính thức lên quận năm 2025 - Cú hích đột phá của bất động sản Đông Hà Nội
-
Động lực phát triển kinh tế từ những công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"