
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Biểu tượng đồng tiền chung euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN |
"Điều gì xảy ra sau đó sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế", bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết hôm 21/2.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ xem xét tất cả các con số, đơn cử như lạm phát, chi phí lao động, các dự đoán và chúng tôi sẽ xác định lộ trình chính sách tiền tệ của chúng tôi sau đó".
Đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% là "điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho nền kinh tế", Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu khẳng định trên đài truyền hình Phần Lan Finnish TV khi tham gia một cuộc họp về chính sách phi tiền tệ mới đây tại quốc gia Bắc Âu này.
Hầu hết các quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu đang giữ lập trường cứng rắn khi cho rằng lạm phát sụt giảm đang che giấu những áp lực cơ bản về giá cả.
Mặc dù đã có một số lời kêu gọi kìm hãm tốc độ tăng lãi suất, nhưng những bình luận từ các thành viên hiếu chiến hơn trong Ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thúc đẩy thị trường đặt cược vào động thái thắt chặt tiền tệ sau tháng 3.
Phát biểu với hãng tin Bloomberg vào tuần trước, thành viên Ngân hàng Trung ương châu Âu Isabel Schnabel cho biết cơ quan này "còn lâu mới tuyên bố chiến thắng" lạm phát.
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank, ông Joachim Nagel, cảnh báo rằng sẽ cần phải tăng lãi suất "đáng kể" hơn nữa.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đánh giá rằng lạm phát toàn phần đang giảm và cơ quan này đang "xem xét tiền lương và mức lương đàm phán một cách rất chặt chẽ".
Bà Lagarde cho rằng: "Điều khá bình thường là chúng tôi coi việc bắt kịp lạm phát vào thời điểm hiện tại là chủ đề chính trong các cuộc đàm phán giữa các công đoàn và hiệp hội chủ sử dụng lao động".
"Ở thời điểm này, đối với toàn bộ Khu vực đồng tiền chung châu Âu, chúng ta chưa nhận thấy vòng xoáy lạm phát - lương", Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu nhận định.
-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”