
-
Gần 12.000 tỷ đồng xây cầu Ngọc Hồi; Danh tính nhà thầu làm cao tốc Nam Định - Thái Bình
-
Bình Định phê duyệt dự án bệnh viện đa khoa quốc tế hơn 1.300 tỷ đồng
-
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cường dấu ấn tại Việt Nam
-
Điểm 8 dự án năng lượng trong danh mục thu hút đầu tư của Kon Tum
-
Diễn biến mới tại Dự án vành đai 4 TP.HCM vốn đầu tư hơn 120.412 tỷ đồng -
Chủ tịch Kon Tum yêu cầu các chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc
Chủ tịch FPT, CEO Vietjet "đối thoại" với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cựu ngoại trưởng John Kerry
Tổng Giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình là hai đại diện của kinh tế tư nhân đã có nhiều chia sẻ thú vị tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019 tổ chức tại Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN
![]() |
. |
Năm 2018, Việt Nam đã hoàn thành vượt mức 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra. Tăng trưởng GDP đạt 7,08% là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, xuất siêu lập kỷ lục (hơn 6,89 tỷ USD), cao nhất trong 10 năm qua; 132.000 doanh nghiệp thành lập mới; năm thứ ba liên tiếp lạm phát được kiểm soát dưới mức 4%…
![]() |
. |
Phiên tổng thể và đối thoại chính sách cấp cao có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie ông John Kerry; đại diện lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông và các giám đốc quốc gia của WB, ADB tại Việt Nam.
Tại diễn đàn, nhiều hội thảo chuyên đề đã được đưa ra; các phiên thảo luận, đối thoại thẳng thắn thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu, các nhà hoạt định chính sách và các doanh nhân.
Với phiên thảo luận “Các FTAs thế hệ mới – phát triển nền kinh tế số”, chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cùng các diễn giả đã chia sẻ về việc tận dụng hiệu quả các FTAs thế hệ mới trong bối cảnh mới của thương mại thế giới, phát triển nền kinh tế số và hạ tầng liên quan tại Việt Nam; đồng thời nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0 thông qua đổi mới sáng tạo và công nghệ.
![]() |
Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo: Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự đóng góp của những đầu tàu kinh tế tư nhân, khu vực năng động và linh hoạt của nền kinh tế trong một quốc gia khởi nghiệp |
Là diễn giả được mong đợi tại phiên thảo luận “Phát triển kinh tế tư nhân củng cố liên kết giữa khu vực tư nhân trong nước với khu vực đầu tư nước ngoài”, Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự đóng góp của những đầu tàu kinh tế tư nhân, khu vực năng động và linh hoạt của nền kinh tế trong một quốc gia khởi nghiệp, trở thành động lực quan trọng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. “Tôi và anh Trương Gia Bình - 2 đại diện của tập đoàn tư nhân là những ví dụ thực tế của chủ trương này”, bà Thảo nhấn mạnh.
Nữ tỷ phú đầu tiên và duy nhất của Đông Nam Á cho biết hàng năm kinh tế tư nhân đang tạo ra 1,2 triệu việc làm chúng ta hiện có khoảng trên 750.000 doanh nghiệp đóng góp tới 43% GDP, như trong lĩnh vực dịch vụ thì khu vực tư nhân đóng góp tới 85% GDP khu vực này. Chính phủ đã đưa thông điệp mạnh mẽ về một chính phủ kiến tạo, trong sạch, một chính phủ hành động với những động thái cởi trói về cơ chế thể chế cho kinh tế tư nhân phát triển với hàng loạt các hoạt động.
“Chúng tôi hoạt động trong ngành Hàng không, sự tấp nập của 21 cảng hàng không trên cả nước phản ánh sức sống của nền kinh tế Việt Nam. Có thống kê quốc tế cứ 1% tăng trưởng của Hàng không sẽ đồng hành tương ứng với 0,4-0,5% GDP và điều này cũng đúng ở Việt Nam khi hàng không tăng trưởng bình quân 14-15% các năm qua còn GDP đạt trên dưới 7%”, Bà Thảo dẫn chứng.
Chia sẻ chi tiết về những thành tựu của kinh tế tư nhân, Bà Thảo nói: “Hàng không tư nhân Vietjet chúng tôi đóng góp tới 70% trong kết quả tăng trưởng chung của cả ngành Hàng không.
Năm 2018, Vietjet đóng góp vận chuyển 23 triệu 160 nghìn lượt khách trong số 49,3 triệu khách của toàn ngành Hàng không, thực hiện 118,923 chuyến bay an toàn với 39 đường bay nội địa và 66 đường bay quốc tế tới các nước Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Malaysia, Hong Kong, Trung Quốc; thu hút đầu tư và du khách tới Việt Nam qua những chuyến bay được cộng đồng hàng không quốc tế đánh giá chất lượng cao. Tổng doanh thu đạt 52,135 tỷ đồng, công ty tiếp tục nằm trong nhóm 50 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất của cả nước với số tiền thuế, phí thu nộp ngân sách lên tới 6,193 tỷ đồng, tăng 47,5% so với năm 2017 tương đương với một tỉnh trung bình”.
Để thực sự trở thành một quốc gia kiến tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân thì bà Thảo thấy rằng, từ chính phủ đến các cấp, ngành đều phải cùng chung nhận thức và hành động. Nữ tỷ phú cũng đưa ra những đề xuất nhận được sự quan tâm của đông đảo khách mời như tốc độ tái cơ cấu, và cổ phần hóa khu vực Doanh nghiệp Nhà nước, và khu vực ngân hàng cần đẩy nhanh hơn, để hạn chế gây ảnh hưởng tới tài chính vĩ mô, giảm triển vọng tăng trưởng. Cánh đó, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách, biện pháp, để khai thác tốt nguồn lực tư nhân cho phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng hàng không, sân bay, tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất chất lượng trên toàn xã hội.
Bà Thảo cũng kỳ vọng “doanh nghiệp tư nhân mong được ứng xử bình đẳng, hướng tới xây dựng những tập đoàn tư nhân là đầu tàu cho chuỗi công nghiệp phụ trợ và niềm tin cho doanh nhân khởi nghiệp mang thương hiệu quốc gia, dân tộc như Samsung, Toyota, Alibaba… của các nước. Chúng tôi mong nhận được sự ứng xử của cơ quan quản lý và định hướng tuyên truyền khách quan, động viên tinh thần khởi nghiệp của toàn xã hội, ý chí của những doanh nghiệp tiên phong”.
Cuối cùng, bà Thảo cũng không quên nhắc đến người bạn thân thiết của Việtnam - cựu ngoại trưởng John Kerry. “Thế giới hội nhập và mở cửa, cũng cần các quy định mở cửa cho cán bộ, chuyên gia, người làm việc nước ngoài. Chúng ta có những người bạn lớn nước ngoài hoạt động không mệt mỏi cho Việt Nam như Ngài John Kerry đây, chúng ta cần thu hút chất xám, nhân lực toàn cầu, chúng ta mong Ngài John Kerry đếm làm việc, sinh sống tại Việt Nam thuận lợi nhất chứ không chỉ đến theo visa công tác. Và như thế cần xem xét những qui định liên quan tới visa, quyền lao động cho người nước ngoài
Đáp lại bà Nguyễn Thị Phương Thảo, cựu Thượng nghị sĩ John Kerry cảm ơn và rất vui khi nhận được lời mời của nữ CEO Vietjet, đồng tình với việc Việt Nam còn nhiều việc cần làm để thay đổi môi trường kinh doanh, thu hút và tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và cả các doanh nghiệp nước ngoài.
Phát biểu tổng kết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục các bước cải cách thể chế để xây dựng một Việt Nam thịnh vượng“.

Vietjet mở đường bay thứ 3 tới Nhật Bản kết nối Hà Nội và Tokyo
Vietjet vừa chính thức khai thác đường bay kết nối thủ đô Hà Nội với Tokyo - Nhật Bản nhằm phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Diễn biến mới tại Dự án vành đai 4 TP.HCM vốn đầu tư hơn 120.412 tỷ đồng -
Chủ tịch Kon Tum yêu cầu các chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc -
Hải Phòng - Hải Dương phát huy các lợi thế, mở rộng không gian phát triển hướng biển -
Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp châu Âu -
Quảng Trị phát huy vai trò của hạ tầng -
Trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc -
Bản sắc của một siêu đô thị
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025