
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Đây là ý kiến của đại diện HUBA chia sẻ tại Toạ đàm trực tuyến Khôi phục và phát triển kinh tế Tp.HCM năm 2020 được tổ chức sáng nay, 5/5.
Cũng theo ông Chu Tiến Dũng, các chính sách và gói hỗ trợ doanh nghiệp cần phân chia ra làm 2 loại như gói chính sách giải cứu, cứu trợ cần tức thì, không nên phân biệt về điều kiện vì đây là gói cấp cứu.
Gói cấp cứu gồm gói tài khóa, giãn thời gian nộp thuế, giảm phí theo Nghị định 41 của Chính phủ, hay gói hỗ trợ người lao động nghèo, mất việc, cho doanh nghiệp vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội không lãi suất để trả lương cho người lao động.
Hai, gói chính sách đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy sản xuất thì ngân hàng cần sớm thẩm định trả lời cho doanh nghiệp được vay hay không với các điều kiện đảm bảo an toàn cho vay, khả năng trả nợ.
Trên cơ sở đó đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn để doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi công nghệ,…


Còn với các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ rất cần có sự bảo trợ, bảo lãnh vay vốn từ quỹ bảo lãnh tín dụng của Nhà nước.
Đại diện HUBA cũng cho rằng, cần hỗ trợ doanh nghiệp hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng, liên kết nội địa, chuyển đổi nguồn cung cấp nguyên liệu.
Cùng với đó, phải chú trọng chuẩn bị cơ sở hạ tầng giúp đẩy nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng cũng như chuẩn bị đón làn sóng chuyển dịch đầu tư từ nước khác sang Việt Nam do dịch COVID-19.
Phía ngân hàng cần ưu tiên cho vay đủ vốn và tạo thuận lợi cung cấp vốn cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, thị trường.
Theo Báo cáo khảo sát các doanh nghiệp hội viên HUBA hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh trọng điểm của thành phố như cơ khí, điện, cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, đồ gỗ, dệt may, da giày… không phân biệt quy mô đều trong tình trạng đã cạn kiệt các nguồn lực kinh doanh.
Dự báo sang quý II/2020 sẽ suy giảm nghiêm trọng, số lượng doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, phá sản nguy cơ tăng cao.
Số liệu từ các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho thấy:
- 21% trả lời tiếp tục cầm cự được đến hết tháng 05/2020.
- 12% nói sẽ tiếp tục duy trì đến hết tháng 06/2020.
- 12% cho biết có khả năng duy trì đến hết tháng 09/2020.
- 2% doanh nghiệp duy trì được đến cuối năm.
- 19% sẽ phá sản trong quý II/2020.
- 34% không xác định được tồn tại đến khi nào.

-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan -
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu