-
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD -
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm -
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt
Thanh Hóa cam kết luôn đồng hành; luôn là đối tác tin cậy, lâu dài của doanh nghiệp; luôn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Thanh Hóa. Tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có hạ tầng thiết yếu phục vụ doanh nghiệp như giao thông, cấp điện, cấp nước… đồng bộ nhất; chi phí thuê đất, thuê lao động cạnh tranh nhất; chính quyền luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp kịp thời nhất.
Đây là quan điểm nhất quán trong chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là thông điệp tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Thanh Hóa 2017 - diễn đàn xúc tiến đầu tư cấp quốc gia được tổ chức lần thứ 2 tại Thanh Hóa.
. |
Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn giữ được nhiều di tích có giá trị như: Di chỉ văn hóa núi Đọ, Đền Bà Triệu, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Thành nhà Hồ; nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng và độc đáo như: Hàm Rồng, Am Tiên, hang Con Moong, suối cá thần Cẩm Lương, động Từ Thức Nga Sơn; các bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa; các vườn quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Pù Hu, Pù Luông… Đây là địa phương có tiềm năng phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, nhất là du lịch chất lượng cao như: tắm biển, nghỉ dưỡng, sinh thái và du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Tỉnh Thanh Hoá là nơi hội tụ đủ các loại địa hình, các hệ sinh thái, được chia thành các vùng đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi; có tài nguyên đất, rừng, biển phong phú, đa dạng; thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như: lúa, ngô, khoai, sắn, mía đường, cao su, gỗ, luồng, dược liệu, đại gia súc, thủy sản…
Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó một số loại có trữ lượng lớn so với cả nước như đá granit và marble (trữ lượng 2 - 3 tỷ m3), đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (khoảng 85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn) và nhiều loại tài nguyên khác, thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, công nghiệp lọc hóa dầu và công nghiệp phụ trợ sau lọc hóa dầu.
Thanh Hóa có nguồn nhân lực dồi dào và đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với 2,3 triệu lao động, có trình độ văn hóa, nghề nghiệp tương đối cao trong cả nước. Đây là một trong 4 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước có số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Hàng năm, có gần 20.000 sinh viên đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và khoảng 66.000 lao động được đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 58% lực lượng lao động toàn tỉnh. Đây là lợi thế cho phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, ngành công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao.
Điểm đến lý tưởng
Thanh Hoá có hệ thống giao thông thuận lợi với đủ các loại hình gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Tỉnh có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: đường sắt Bắc - Nam, các quốc lộ 1A, 10, 217, 47, 15A, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển Thanh Hóa - Quảng Ninh. Trên địa bàn tỉnh có Cửa khẩu quốc tế Na Mèo thông thương với CHDCND Lào và nhiều nước trong khối ASEAN.
Càng nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT. |
Ngoài ra, Cảng nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT, đóng vai trò là cửa lớn mở ra biển của cả khu vực Bắc Trung bộ, vùng Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào. Cảng hàng không Thọ Xuân có các đường bay Thanh Hóa đi TP.HCM, Nha Trang, Buôn Ma Thuột. Tỉnh đang xúc tiến mở thêm đường bay mới đi các thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ... và các chuyến bay quốc tế đi Thái Lan và một số thành phố khác trên thế giới.
Hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quan tâm phát triển, ưu tiên đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.036 ha; trong đó có 5 khu công nghiệp đã và đang được đầu tư hạ tầng đồng bộ, tương đối hoàn chỉnh; 3 khu công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế phát triển, kết nối giao thông thuận lợi thông qua đường Hồ Chí Minh và Sân bay Thọ Xuân.
Tỉnh đã quy hoạch phát triển 57 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.647 ha, trong đó vùng đồng bằng 27 cụm, diện tích 749,59 ha; vùng ven biển 13 cụm, diện tích 375,00 ha; vùng miền núi 17 cụm, diện tích 522,20 ha. Đến nay có 40 cụm công nghiệp đang được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, với tổng diện tích 1.156 ha.
Đặc biệt, Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích 106.000 ha là một trong 5 khu kinh tế ven biển trọng điểm của Việt Nam được Chính phủ ưu tiên đầu tư, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn nhất trong cả nước. Khu kinh tế có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, có Cảng nước sâu Nghi Sơn, có lợi thế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hệ thống ngân hàng, dịch vụ tài chính, bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải, dịch vụ giáo dục, đào tạo nghề, dịch vụ y tế, dịch vụ văn hóa, thể thao chất lượng cao phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh với tốc độ nhanh và bền vững. Toàn tỉnh hiện có 26 ngân hàng, tổ chức tín dụng, với nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích; 3 trường đại học, 1 phân hiệu Đại học Y Hà Nội, 6 trường cao đẳng và hơn 90 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trên 400 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đang cung cấp, phân phối nhiều sản phẩm điện tử, tin học, viễn thông, phần mềm, nội dung số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 12 bệnh viện công lập tuyến tỉnh, 25 bệnh viện tuyến huyện, 10 bệnh viện tư nhân đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo xây dựng Đề án Chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2017-2020.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư
Đầu tư vào Thanh Hóa, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh sẽ được hưởng các mức ưu đãi vượt trội về đất đai, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,…
Bên cạnh chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa còn có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại; khuyến khích xã hội hóa đầu tư lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường và nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn.
Ngoài ra, tỉnh còn có cơ chế hỗ trợ đối với các dự án lớn, dự án có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối ngoài hàng rào; hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng đối với một số dự án có vị trí đặc biệt quan trọng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng thời, để hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính, tỉnh đã xúc tiến việc thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện; phân công lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc và trực tiếp giải quyết khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Định kỳ vào ngày 21 hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Với diện tích tự nhiên 11.111,4 km2, đứng thứ năm cả nước, Thanh Hóa được chia thành 27 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố và 1 thị xã.
Dân số trên 3,5 triệu người, là tỉnh có số dân lớn thứ ba cả nước, sau Hà Nội và TP.HCM.
Nhờ có nhiều chính sách ưu đãi thiết thực, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, nên nhiều dự án sau khi đi vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đã tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất như: Nhà máy Xi măng Nghi Sơn công suất 4,3 triệu tấn, Nhà máy Xi măng Công Thanh công suất 5 triệu tấn, Nhà máy Xi măng Long Sơn 5 triệu tấn, Nhà máy Chế biến đường và sản xuất men Việt Nam - Đài Loan, Nhiệt điện Nghi Sơn 1 công suất 600 MW…
Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn, quan trọng đang được triển khai thực hiện như: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng mức đầu tư 9,3 tỷ USD, Thủy điện Trung Sơn, Thủy điện Hồi Xuân, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn công suất 1 triệu tấn phôi thép/năm; Nhiệt điện Nghi Sơn 2 công suất 1.200 MW...
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa ưu tiên thu hút đầu tư phát triển 5 ngành, lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh như: công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp, du lịch, y tế và phát triển hạ tầng, đô thị.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến Thanh Hóa tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm. Địa phương sẵn sàng tiếp đón, giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục để nhà đầu tư triển khai dự án thuận lợi; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án hoạt động hiệu quả, nhà đầu tư sớm thu hồi vốn và có lãi.
-
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc: Việt Nam giữ nguyên sức hút -
Duyệt mặt bằng trung tâm thương mại 20 triệu USD; Đề xuất Trung ương chi 39.827 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM -
Giao đầu mối xử lý kiến nghị của UBND TP.HCM về Dự án đường Vành đai 4 -
8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngân
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village