
-
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng
-
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
“Chúng ta có 4 món nợ lớn, gồm nợ công, nợ thu ngân sách, nợ xấu, nợ thuế; nợ việc làm cho người lao động; nợ văn bản; nợ các giải pháp phòng chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Cả 4 món nợ này đã và đang rất nóng, cử tri cả nước yêu cầu Quốc hội, Chính phủ phải xử lý”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
![]() | ||
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng |
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, kể từ kỳ họp thứ 2 tới nay, Quốc hội đã tổ chức tổng cộng 5 phiên chất vấn. Quốc hội đã có nghị quyết để đặt ra các nhiệm vụ, yêu cầu đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ.
“Tôi rất mừng, những việc Quốc hội đã chất vấn, yêu cầu, giao nhiệm vụ, những người trả lời chất vấn đã có báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội. Nhìn chung việc tổ chức thực hiện các chất vấn của Quốc hội và trả lời chất vấn của Quốc hội và giải quyết các vấn đề mà Quốc hội và đồng bào cử tri đặt ra khá tốt. 37 thành viên gồm Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng, trưởng ngành đã trả lời”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã lựa chọn 4 nội dung để tiến hành chất vấn.
Một là vấn đề tài chính, trong đó nổi lên là nợ công, nợ ngân sách, nợ xấu, bội chi.
Thứ hai là vấn quốc sách hàng đầu - giáo dục và đào tạo.
“Vấn đề nổi lên là nợ về chất lượng về giáo dục và đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, sinh viên ra trường, công nhân được đào tạo thiếu việc làm. Tính mất cân đối giữa đào tạo và việc làm, chất lượng đào tạo. Bây giờ, Quốc hội mong muốn, sau khi có nghị quyết của Đảng rồi, ngành giáo dục - đào tạo triển khai thế nào, đánh giá tồn tại về giáo dục - đào tạo hiện nay ra sao để giải quyết căn bản các tồn tại, bức xúc trong nhân dân”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề.
Thứ ba là đổi mới thể chế, cải cách thể chế. Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thì đây là vấn đề đột phá đã được Đảng đặt ra. Việc tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật pháp, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn. Đây là công tác đòi hỏi phải khẩn trương, kịp thời, chính xác thống nhất. Tình hình nợ văn bản, tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn.
Thứ tư là vấn đề xử lý khiếu nại, khiếu kiện còn tồn đọng và các giải pháp cần thiết thực hiện thanh tra, kiểm tra,đấu tranh để phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
“Cho đến giờ này đã có 194 câu hỏi, 60 đại biểu, 37 đoàn Đại biểu Quốc hội gửi tới Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Chính phủ, trưởng ngành. Hầu hết các chất vấn đã được các cơ quan có chức năng trả lời đại biểu”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thông tin thêm.
Mạnh Bôn
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025 -
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng -
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025