-
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 -
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại tổ. - (Ảnh: Duy Linh). |
Lùi thời điểm cải cách tiền lương là nội dung Quốc hội phải biểu quyết trong kỳ họp thứ hai đang diễn ra. Bởi tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết, yêu cầu tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022.
Đề cập nội dung này, phát biểu trong phiên thảo luận tổ sáng 21/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói, dân đang khó khăn, nhất là nông dân, công nhân, những người thiếu việc làm rất lớn mà lúc này công chức, viên chức mà nâng lương thì không có ý nghĩa về chính trị.
"Cho nên, tôi là một trong những người đầu tiên đề nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chưa nâng lương đợt này để phù hợp với lòng dân", ông chia sẻ.
Về ý kiến của các đại biểu là không thể kéo dài mãi chuyện lùi cải cách tiền lương, Chủ tịch nước cho rằng, đợt này chưa nâng lương được cho toàn bộ cán bộ công chức thì vẫn có chính sách hỗ trợ hoặc nâng lương 1 bước cho những người nghỉ hưu trước năm 1995. Vì, những người này lương thấp, đời sống khó khăn.
Theo Chủ tịch nước, tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, dành dụm nguồn lực tốt hơn để tính toán năm sau sẽ báo cáo Trung ương, Quốc hội, để tiếp tục cải cách tiền lương cho cán bộ công chức, từ đó động viện đời sống cũng như góp phần phòng chống tham nhũng.
"Tôi nghĩ, giờ chưa làm được nhưng trước mắt nâng lương cho số người có lương quá thấp. Thứ hai là chuẩn bị một phương án tốt nhất để sang năm 2022, 2023, tôi chưa dám khẳng định… nhưng phải tiếp tục nâng lương cho hệ thống cán bộ, công chức, viên chức của chúng ta. Yêu cầu này vẫn phải đặt ra trên cơ sở có nguồn thu, không thể đi vay mà tăng lương được. Rồi giảm biên chế, nhất là các đơn vị sự nghiệp… thì những cải cách đó đồng bộ với các cải cách tiền lương. Chính phủ tiếp tục suy nghĩ, lập phương án để sớm trình phương án tăng lương, cải cách tiền lương trong thời gian đến", Chủ tịch nước phát biểu.
Cũng liên quan đến cải cách tiền lương, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, lùi cải cách tiền lương là vấn đề rất lớn mà Quốc hội cần biểu quyết. "Lúc này lùi cải cách tiền lương là rất cần thiết, hai năm liên tục tăng trưởng GDP thấp, nên lùi cải cách tiền lương là chia sẻ của những người hưởng lương với khó khó khăn chung để dành tiền cho phòng chống dịch, cho phát triển, cho an sinh xã hội, đó là trách nhiệm nhân văn của đội ngũ hưởng lương, tôi bày tỏ thống nhất với chủ trương này", Phó chủ tịch nêu quan điểm.
Vẫn theo Phó chủ tịch, về thời điểm, nếu năm tới kinh tế phục hồi, thu ngân sách tốt thì lại quyết định vào thời điểm phù hợp. Nhưng năm tới vẫn tăng cho người về hưu trước 1995 để giải quyết khó khăn.
Trước đó, chiều 20/10, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hôi cho rằng, mặc dù lùi đề xuất cải cách tiền lương của Chính phủ là cần thiết, song đề nghị Chính phủ tính toán phương án cân đối, sớm báo cáo Quốc hội tổng thể về nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương và lộ trình triển khai thực hiện.
-
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 -
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025