Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 07 tháng 05 năm 2024,
Chủ tịch Quốc hội: Các ngân hàng thương mại đang nghèo đi
Mạnh Bôn - 01/10/2014 16:00
 
() Tái cơ cấu thị trường chứng khoán, thị trường vốn và hệ thống ngân hàng, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng… đang có vấn đề.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thống đốc chỉ cách “thổi bay” nợ xấu ngay lập tức
Nguồn lực vẫn hướng vào những cơn khát đầu cơ ghê gớm
Bóc sở hữu chéo: Tiền khủng từ đâu rót vào ngân hàng?

Sáng nay (1/10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kuến về việc thực hiên tái cơ cấu nền kinh tế.

   
  Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng  

Theo đánh giá của Đoàn giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong 3 năm qua cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực, tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2011-2013 giảm từ 20,08% xuống còn 18,38%; tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng từ 79,92% lên 81,62% GDP.

Chỉ số giá tiêu dùng được giữ ở mức thấp. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2013 bình quân tương đương 31,5% GDP, thấp hơn giai đoạn 2006-2010 là 42,7% GDP. Hệ số ICOR giảm từ 6,7 trong giai đoạn 2008-2010 xuống còn 5,53 trong giai đoạn 2011-2013 cho thấy chất lượng đầu tư phát triển có xu hướng cải thiện…

Cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể. Từ một quốc gia mỗi năm nhập siêu hàng chục tỷ USD đến năm 2012 đã có xuất siêu 780 triệu USD; năm 2013 xuất siêu 9,4 triệu USD và đến tháng 8/2014 đã có xuất siêu 1,7 tỷ USD.  

Đẩy lùi được nhập siêu là một trong những thành quả đáng ghi nhận nhất sau 3 năm tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn nghi ngờ: “Chúng ta từ nước nhập siêu trở thành xuất siêu liệu có phải do chính sách quản lý thương mại phù hợp hay là do hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp không dám nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu về để sản xuất nên mới có xuất siêu”.

Tái cơ cấu thị trường chứng khoán, thị trường vốn, và hệ thống ngân hàng, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thì… đang có vấn đề.

“Một doanh nghiệp muốn hoạt động lành mạnh thì chủ doanh nghiệp bỏ ra một đồng, đi vay ngân hàng một đồng, đồng vốn còn lại phải huy động trên thị trường chứng khoán. Nếu làm được như vậy thì doanh nghiệp chỉ phải trả lãi một đồng vốn đi vay, chi phí sản xuất, kinh doanh giảm, tăng được sức cạnh tranh và không dồn gánh nặng cho ngân hàng. Nhưng hiện tại, doanh nghiệp gần như phải đi vay cả 3 đồng nên khi hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp không trả được nợ khiến nợ xấu gia tăng”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Cũng do nợ xấu gia tăng, có thời điểm nợ xấu (tháng 9/2013) đã lên tới 8% theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, còn theo số liệu của các tổ chức quốc tế thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải lên tới 15-17%, nên Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, sau 3 năm tái cơ cấu các ngân hàng thương mại đang nghèo đi.

“Có ngân hàng không có tiền trích đủ dự phòng rủi ro. Ngân hàng nào trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định thì không có tiền để chia cổ tức khiến giá cổ phiếu giảm mạnh, không hấp dẫn hấp dẫn nhà đầu tư. Tất nhiên không phải ngân hàng nào cũng yếu kém, nhưng chỉ cần vài ngân hàng yếu kém có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn hệ thống”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lo ngại.

Mặc dù nền kinh tế đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận sau 3 năm tiến hành tái cơ cấu, song ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế vẫn cảnh báo: “Lạm phát thấp một phần là do mặt trái của các chính sách làm suy giảm tổng cầu và tác động không nhỏ đến mức tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 dự kiến chỉ đạt 5,8% (giai đoạn 2011-2013 tăng bình quân 5,64%; năm 2014 dự kiến tăng 5,8% và năm 2015 dự kiến tăng 6,2%) thấp khá xa so với mục tiêu đặt ra là tăng từ 6,5% đến 7%”.

Tái cơ cấu chưa đạt mục tiêu đặt ra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, ông Phan Trung Lý là do thực hiện thiếu kiên quyết. Minh chứng là, năm 2011, Quốc hội đã có nghị quyết về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, nhưng phải đến năm 2013 Chính phủ mới có đề án triển khai.

“Tái cơ cấu triển khai đã chậm lại còn không rõ ràng, từng bước thực hiện theo lộ trình cụ thể cũng không rõ ràng. Đến thời điểm này, khi thực hiện giám sát, Ủy ban Kinh tế cũng không nói rõ được trách nhiệm tái cơ cấu chậm, chưa đạt mục tiêu là do đâu, do Chính phủ, Quốc hội hay bộ, ngành nào”, ông Lý phát biểu.

Tái cơ cấu là công việc vô cùng phức tạp, cần phải có thời gian chứ không thể làm một sớm một chiều, vì vậy, theo Phó chủ tịch Quốc hội, bà Tòng Thị Phóng: “Chúng ta phải bình tĩnh, không được nóng vội, không được sốt ruột và phải đặt tiến trình tái cơ cấu trong tình hình kinh tế, chính trị, thương mại, đầu tư trong cả khu vực cũng như trên thế giới. Chúng ta phải hết sức thận trọng, nhưng không có nghĩa là do dự, bàn lùi và cũng không được chuyển ngay từ thái cực này sang thái cực kia”.

Mặc dù vậy bà Phóng vẫn rất hết sức băn khoăn trước thực trạng trong 4 năm tiến hành tái cơ cấu (kể cả năm 2014) năm nào chỉ tiêu tạo việc làm, đào tạo lao động cũng không đạt kế hoạch đề ra; năng suất lao động vẫn vô cùng thấp; hầu như ngành nào công nhân Việt Nam cũng không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng”.

“Chúng ta tái cơ cấu cái gì mà đến lao động giản đơn trong nước không đáp ứng được khiến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tuyển dụng lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc”, bà Phóng đặt câu hỏi.

Trong khi đó Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đặt vấn đề: “Các nước xung quanh chúng ta họ cũng hội nhập kinh tế quốc tế nên chắc chắn cũng gặp phải khó khăn do tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư của thế giới chưa phục hồi. Thậm chí họ còn gặp phải thiên tai, bão lũ, động đất và tình hình chính trị bất ổn nhưng GDP vẫn tăng nhanh hơn chúng ta, lạm phát vẫn thấp hơn chúng ta trong khi họ không cần phải tái cơ cấu nền kinh tế. Đề nghị các bộ, ngành trả lời cho các đại biểu Quốc hội biết”.

Tăng trưởng GDP năm 2014 có thể vượt mục tiêu 5,8% Tăng trưởng GDP năm 2014 có thể vượt mục tiêu 5,8%

() Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư ngay trước thềm phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2014, ông Cao Viết Sinh, chuyên gia cao cấp, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, có thể, tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ vượt mục tiêu 5,8%.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư