
-
Ngoài nhôm và thép, Tổng thống Trump đưa 3 mặt hàng khác vào "tầm ngắm" đánh thuế 25%
-
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
-
Thống đốc Fed: Cần có thêm tiến triển về lạm phát trước khi hạ lãi suất
-
Đội ngũ của Tổng thống Trump sắp đến Saudi Arabia để đàm phán hòa bình Nga - Ukraine
-
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm mạnh nhất trong gần 2 năm -
Ấn Độ, Mỹ nhất trí giải quyết bất đồng thương mại và thuế quan
![]() |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP |
"Sự thừa nhận ngầm" về vai trò của khu vực tư nhân
Giới phân tích đánh giá cuộc họp giữa lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc với các doanh nhân hàng đầu là động thái thể hiện sự ủng hộ để tập hợp các công ty tư nhân.
Sự kiện này cũng đánh dấu một bước ngoặt trong cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ khổng lồ của mình sau một cuộc "nắn gân" pháp lý 4 năm trước. Nó cũng phản ánh sự lo lắng của các nhà hoạch định chính sách trước vấn đề tăng trưởng chậm lại và những nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Động thái của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm tập hợp các doanh nghiệp, bao gồm cả những đơn vị đứng sau những thành công đột phá bất chấp áp lực của Mỹ trong những tháng gần đây. Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới trong khu vực tư nhân để Trung Quốc giành được lợi thế trong công nghệ.
"Đây là sự thừa nhận ngầm rằng chính phủ Trung Quốc cần các công ty tư nhân cho sự cạnh tranh công nghệ với Mỹ", ông Christopher Beddor, Phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics ở Hong Kong, cho biết.
"Chính phủ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hỗ trợ họ nếu muốn cạnh tranh với Mỹ", ông Beddor nhận xét.
Theo ước tính chính thức, khu vực tư nhân ở Trung Quốc đóng góp hơn một nửa doanh thu thuế của nước này, hơn 60% sản lượng kinh tế và 70% đổi mới công nghệ.
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây thêm áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc vốn đang chao đảo vì tiêu dùng trong nước suy yếu và cuộc khủng hoảng nợ bất ổn trong lĩnh vực bất động sản.
Ông Liang Wenfeng, nhà sáng lập DeepSeek - một công ty khởi nghiệp đe dọa làm đảo lộn các dự án AI của Mỹ với mô hình AI chi phí thấp hơn, đã tham dự cuộc họp do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, hai nguồn thạo tin của Reuters cho biết.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã triệu tập cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân, cùng bối cảnh mà ông đã sử dụng vào năm 2018 cho một cuộc họp tương tự khi thương chiến xuất hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Những hình ảnh đầu tiên từ truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy ông Tập Cận Bình phát biểu trước các giám đốc điều hành. Những hình ảnh này đã giúp các nhà đầu tư và giới quan sát phỏng đoán được vị thế của các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc.
Hình ảnh cho thấy nhà sáng lập Huawei Ren Zhengfei và Wang Chuanfu của BYD ngồi ngay trước mặt ông Tập Cận Bình và đây dường như là những chiếc ghế danh dự dành cho nhà phát triển chip bán dẫn và xe điện hàng đầu Trung Quốc.
Trái lại với tin vui thì cổ phiếu của Baidu đã giảm hơn 8%, biến "gã khổng lồ" công nghệ này trở thành công ty thua lỗ lớn nhất trong chỉ số Hang Seng, sau khi không có giám đốc điều hành cấp cao nào của Baidu xuất hiện tại cuộc họp.
Hai nguồn tin thân cận của Reuters cho biết các nhà sáng lập Baidu và ByteDance nằm trong số những doanh nhân không tham dự cuộc họp.
Cuối tuần trước, Reuters dẫn lời các nguồn tin cho biết ông Tập Cận Bình có kế hoạch chủ trì một cuộc họp với doanh nghiệp. Các nguồn tin cho biết ông Tập được kỳ vọng sẽ khuyến khích các giám đốc công ty mở rộng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tân Hoa xã đưa tin rằng, ông Tập đã có bài phát biểu tại cuộc họp sau khi lắng nghe các giám đốc điều hành, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết về bài phát biểu của mình.
Ngoài DeepSeek, công ty có bước đột phá về AI được mô tả là "khoảnh khắc Sputnik" đối với Trung Quốc, các lãnh đạo doanh nghiệp tham dự cuộc họp đã giới thiệu những câu chuyện thành công gần đây trong kinh doanh cùng với sự ủng hộ rộng rãi của công chúng tại Trung Quốc.
Trong số đó có Lei Jun của Xiaomi, một giám đốc điều hành nổi tiếng đã thúc đẩy công ty điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng của mình lấn sân sang lĩnh vực xe điện, và Wang Xingxing, nhà sáng lập công ty phát triển robot Unitree.
Một trong những khoảnh khắc phổ biến nhất trong chương trình phát sóng gala Tết Nguyên đán của đài CCTV là hàng chục robot hình người của Unitree nhảy múa trong một cảnh tượng dường như nhắm vào những nỗ lực trước đó của hãng công nghệ điện Mỹ Tesla và giới thiệu thành tựu đổi mới sáng tạo của Trung Quốc.
Hình ảnh từ đài CCTV cũng cho thấy các giám đốc điều hành khác có mặt bao gồm Robin Zeng của CATL, Wang Xing của Meituan, Leng Youbin của China Feihe, và người sáng lập Yu Renrong của Will Semiconductor.
Pony Ma của Tencent cũng có mặt tại cuộc họp, hai nguồn tin xác nhận với Reuters.
Cách tiếp cận "băng tan" giúp cải thiện niềm tin thị trường
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tại Hồng Kông đã tăng vọt trong những tuần gần đây do sự kết hợp giữa sự lạc quan về đột phá AI của DeepSeek và cách tiếp cận "băng tan" của chính quyền Trung Quốc đối với các "gã khổng lồ" công nghệ.
Chỉ số công nghệ Hang Seng thiết lập mức cao nhất trong 3 năm khi giao dịch phiên sáng 17/2. Chỉ số này sau đó quay đầu trong phiên chiều đầy biến động và giảm 1,3%.
Đáng chú ý, vốn hóa thị trường của Baidu bị "thổi bay" 2,4 tỷ USD khi cổ phiếu Baidu đã giảm tới 8,8% trước khi thu hẹp mức lỗ để đóng cửa ở mức giảm 7%. Baidu, với giá trị thị trường hiện ở mức 252,05 tỷ đô la Hồng Kông (32,4 tỷ USD), là công ty thua lỗ lớn nhất trong chỉ số Hang Seng nói chung và chỉ số công nghệ Hang Seng (HSTECH).
Các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường rất chú ý đến sự hiện diện của các giám đốc điều hành cấp cao tại các cuộc họp quan trọng như vậy, bởi sự vắng mặt của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể châm ngòi cho những suy đoán về vị thế của công ty.
Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên chủ trì một hội nghị chuyên đề cấp cao cho khu vực tư nhân vào năm 2018, 6 năm sau khi ông lên nắm quyền. Ở thời điểm đó, ông Tập đã cam kết cắt giảm thuế và tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính.
Giáo sư tài chính Xiaoyan Zhang từ Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) cho rằng, cuộc họp ngày 17/2 của Chủ tịch Trung Quốc với các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm gửi đi một thông điệp về tầm quan trọng của lĩnh vực tư nhân và cố gắng "tạo dựng lòng tin".
"Tôi nghĩ mục đích là để nói với họ rằng chúng tôi muốn hỗ trợ các bạn. Chúng tôi cần các bạn thúc đẩy đổi mới, đổi mới công nghệ và chúng tôi cần các bạn thúc đẩy tiêu dùng", GS. Xiaoyan Zhang nhận định.
Nhất là sự tham dự của tỷ phú Jack Ma có khả năng thúc đẩy niềm tin cho giới doanh nhân và nhà đầu tư, theo các phân tích.

-
EU sẽ làm "hết sức mình" để tránh một cuộc xung đột thuế quan leo thang với Mỹ
-
Trung Quốc có khả năng cắt giảm lãi suất cơ bản vào tháng tới
-
Honda cân nhắc nối lại đàm phán sáp nhập nếu CEO Nissan từ chức
-
Fed dừng lộ trình cắt giảm lãi suất, lo ngại rủi ro lạm phát từ các chính sách của Tổng thống Trump
-
Ngoài nhôm và thép, Tổng thống Trump đưa 3 mặt hàng khác vào "tầm ngắm" đánh thuế 25% -
Anh: Lạm phát tăng vọt, BoE tiếp cận "thận trọng" trong việc cắt giảm lãi suất -
Đàm phán Mỹ - Nga cấp ngoại trưởng đạt kết quả tích cực -
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm -
Thống đốc Fed: Cần có thêm tiến triển về lạm phát trước khi hạ lãi suất -
Ấn Độ sẽ đầu tư xây dựng sân bay trên một hòn đảo nhân tạo gần trung tâm tài chính Mumbai -
Chủ tịch Trung Quốc triệu tập cuộc gặp hiếm hoi với các doanh nghiệp hàng đầu
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang