
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
Áp lực trong việc chạy đua công nghệ
Theo South China Morning Post, những cảnh quay sắc nét được tạo ra bởi Sora, một ứng dụng AI mới của OpenAI, đã khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ tại Trung Quốc “đứng ngồi không yên”.
Một trong những "ông lớn" công nghệ tại xứ tỷ dân là ByteDance đã quyết định tăng gấp đôi nguồn lực dành cho các dự án trí tuệ nhân tạo. Mục tiêu lớn nhất của đơn vị này là tạo ra những sản phẩm có thể sánh ngang với ChatGPT và Sora của OpenAI.
![]() |
AI đang trở thành một lĩnh vực chủ chốt của nhiều công ty công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Freepik |
Một số nguồn tin cho hay, ban lãnh đạo của ByteDance đang coi AI là “một cuộc chiến mà họ không thể thua”. Với mục tiêu lớn như vậy, sự căng thẳng và áp lực đang đè nặng lên các phòng ban. Vào tháng 1/2024, ông Liang Rubo, CEO của ByteDance, đã thẳng thắn chỉ trích đội ngũ nhân viên, vì đã phản ứng quá chậm trước sự bùng nổ của các công nghệ AI mới.
Mặc dù ByteDance đã sớm áp dụng AI trong việc đề xuất nội dung nhưng công ty lại tương đối chậm trong việc triển khai và ứng dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Công ty đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI vào nửa cuối năm ngoái. Trong khi đó, các doanh nghiệp đồng hương như Baidu và Alibaba đã ra mắt các ứng dụng tương tự vào tháng 3 và tháng 4/2023.
Sau khi OpenAI ra mắt trình tạo video Sora vào giữa tháng 2/2024, ByteDance cũng đã công bố một ứng dụng tương tự là Boximator. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm nội bộ, do chất lượng đầu ra vẫn còn nhiều hạn chế.
Trước bối cảnh trên, ByteDance đã quyết định mở các chiến dịch tuyển dụng lớn nhằm thu hút nhân tài. Hiện trên trang web của công ty đang có hơn 300 cơ hội việc làm liên quan đến lĩnh vực AI. Trong đó, khoảng 100 công việc liên quan đến LLM - công nghệ được sử dụng để tạo ra ChatGPT và các chatbot tương tự.
Không chỉ ByteDance, nhiều công ty khác cũng đang ráo riết tìm kiếm nhân sự về AI. Theo báo cáo của Liepin, một trang tuyển dụng tại Trung Quốc, các kỹ sư lập trình máy tính có kỹ năng về AI đang được đề nghị mức lương trung bình khoảng 480.000 nhân dân tệ/năm (gần 67.000 USD), cao hơn nhiều so với mức 290.000 nhân dân tệ (khoảng 40.000 USD) đối với những người không có kinh nghiệm về AI.
Danh sách các việc làm yêu cầu kỹ năng AI trên Liepin hiện đã tăng hơn 179% so với 10 tháng đầu năm 2023. Gần 60% số công ty được khảo sát cho biết họ đánh giá cao những ứng viên có khả năng tận dụng AI trong công việc.
Mục tiêu lớn của Trung Quốc
Ngay từ năm 2016, Trung Quốc đã đưa việc phát triển AI vào trong kế hoạch 5 năm lần thứ XIII. Vào năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã tuyên bố, AI là động lực quan trọng trong cuộc cách mạng công nghệ và chuyển đổi công nghiệp. Để hiện thực hóa “giấc mộng” AI, vào năm 2019, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phê duyệt đơn đăng ký của 35 trường đại học về việc mở thêm ngành học trí tuệ nhân tạo. Thậm chí, một năm sau đó, cơ quan này đã chấp thuận chủ trương cho 180 ngôi trường khác.
Vào tháng 2/2024, Ủy ban Quản lý, Giám sát vốn nhà nước thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC) đã tổ chức một hội thảo nhằm thúc đẩy việc phát triển và sử dụng AI trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước (SOE). Theo đó, đơn vị này đã kêu gọi các SOE nắm bắt “những thay đổi sâu sắc” do xu hướng công nghệ mới mang lại và giành ưu tiên cao hơn đối với các tác vụ AI.
![]() |
Một khung cảnh được AI tạo ra trong bộ phim "Qianqiu Shisong". Ảnh: CMG |
Mới đây, Đài Tiếng nói Trung Quốc China Media Group (CMG) cũng đã ủng hộ sự phát triển của AI, bằng cách lần đầu phát sóng loạt phim hoạt hình có sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo. Đây chính là kết quả của việc chính phủ Trung Quốc liên tục kêu gọi các công ty nhà nước thí điểm sử dụng AI.
Bộ phim hoạt hình này có tên "Qianqiu Shisong", dài 26 tập, mỗi tập có thời lượng khoảng 7 phút. Nội dung bộ phim kể về những câu chuyện xoay quanh các áng thơ bất hủ trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết quy trình sản xuất phim, từ thiết kế bối cảnh đến chuyển động nhân vật, đều được CMG sử dụng AI để tạo lập.

-
EU tìm sự đồng thuận trong hành động đáp trả thuế quan của Mỹ
-
Sau cú mất mát 5.000 tỷ USD, Phố Wall tuần tới tiếp tục rung lắc mạnh
-
Ông Donald Trump trấn an khi chứng khoán Mỹ "bốc hơi" 5.000 tỷ USD do lo ngại chính sách thuế quan
-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại -
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm -
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4 -
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển