
-
Điểm tên 13 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Tiếp tục hoàn thiện chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Thái Lan
-
Đề xuất tăng tiền phạt vi phạm giao thông tối đa lên 200 triệu đồng để "đủ sức răn đe"
-
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên Đối tác Chiến lược toàn diện -
Đề xuất làm rõ mô hình tổ hợp báo chí truyền thông trong Luật Báo chí sửa đổi
![]() |
Chủ tịch VCCI ông Vũ Tiến Lộc phát biểu tại sự kiện. |
Phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019 ngày 12/9, Chủ tịch VCCI cho rằng: Phát triển bền vững là hệ giá trị của thế giới hiện đại, là nền tảng tương tác giữa các quốc gia, là nhịp cầu kết nối con người với con người và là giấy thông hành để doanh nghiệp vào thị trường thế giới. Để lại “dấu chân xanh” trên bảng đồ kinh tế toàn cầu là chuẩn mực của một doanh nghiệp nhân văn. Các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP/ EVFTA … cũng đã được thiết kế trên các nền tảng này.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc đã đưa ra một nội dung một số ý kiến và kiến nghị đề xuất cụ thể: Chuyển từ mô hình phát triển truyền thống sang kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển bền vững nhằm tiến tới mục tiêu: xả thải bằng không, không đánh đổi môi trường với phát triển kinh tế.
Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, ông Lộc đề nghị: Đưa chủ trương thúc đẩy kinh tế toàn hoàn vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và đề nghị Quốc hội ban hành “Luật về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn”, Quốc hội và Chính phủ có chính sách để khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
“Xác định rõ trong việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm. VCCI sẵn sàng hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quốc tế để xây dựng và triển khai chương trình hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, Chủ tịch VCCI cho hay.
![]() |
Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019. |
Cùng quan điểm với VCCI, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng cho rằng, một trong những giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững trong thập niên 2020-2030 là hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn.
Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường cần phải thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ các mô hình “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn”, trong đó tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng được tối thiểu hóa ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên động lực kinh tế, hướng đến một nền kinh tế phát thải bằng không.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cũng chỉ ra rằng, với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đang phải nhập nhựa, nhập sắt thép, nhập giấy và trong tương lai có thể nhập cả dầu thô. Trong khi, nền kinh tế tuần hoàn chính là giải pháp thay thế sử dụng tài nguyên hữu hạn. Nếu so sánh với các nước, hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam chỉ bằng 1/5 thế giới.
Để thực hiện được chuyển đổi này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, cần có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, từ chủ trương của Đảng đến pháp luật của Nhà nước. Kinh nghiệm các nước đã và đang thực hiện kinh tế tuần hoàn đều có luật và quy định pháp lý rõ ràng. Việt Nam nên có lộ trình và tiến tới xây dựng luật cho phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn.
"Trong đó, doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển. Đó là môi trường với hệ thống luật pháp rõ ràng với các hình thức khuyến khích, ưu đãi về cơ chế và thủ tục hành chính, về tài chính, về tiếp cận các nguồn lực và chế tài rõ ràng, minh bạch.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế tuần hoàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tiêu biểu là Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Vì thế, Việt Nam nên tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật về kinh tế tuần hoàn", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

-
Đề xuất tăng tiền phạt vi phạm giao thông tối đa lên 200 triệu đồng để "đủ sức răn đe" -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên Đối tác Chiến lược toàn diện -
Đề xuất làm rõ mô hình tổ hợp báo chí truyền thông trong Luật Báo chí sửa đổi -
Thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025 -
Ưu đãi vượt trội cho cán bộ pháp chế, vẫn cần chế tài mạnh chống tham nhũng chính sách -
Cục Hải quan triển khai lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Sẽ có cơ chế ưu đãi lớn cho hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị