
-
Những kết quả nổi bật về phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2025
-
Mobile Legends: Bang Bang tái xuất - Bệ phóng mới cho Esports Việt Nam phát triển toàn diện
-
Ứng dụng thiết bị giám sát điện tử
-
Nhà mạng và nhà sản xuất smartphone “bắt tay” thúc đẩy hệ sinh thái 5G
-
Thị trường bưu chính, chuyển phát: Doanh thu dày, lợi nhuận mỏng -
Người Việt thuộc top 3 thế giới về mức độ tin tưởng AI
AI đang bình dân hóa giá rẻ
Ông Minh bắt đầu câu chuyện đầu tư AI bằng sự kiện IBM đầu tư AI. Năm 1997, Deep Blue do IBM phát triển đã đánh bại kiện tướng Garry Kasparov. Trước đó, trong giai đoạn 1992 - 1997, IBM đã tiêu 1 tỷ USD để xây dựng Deep Blue.
Thực ra, Deep Blue không phải AI mà sử dụng một hệ thống máy tính với một mệnh lệnh rất đặc biệt, tính toán kế thừa giống suy nghĩ của con người, dựa trên nguyên tắc của cờ vua, hệ thống sẽ tính toán rất nhanh và rất nhiều. Đây là biểu tượng đầu tiên khi máy vượt qua năng lực suy nghĩ của con người trong lĩnh vực này.
“Lúc đó, IBM bỏ ra 1 tỷ USD, nhưng bây giờ ai cũng có thể xây dựng hệ thống tương tự với phần mềm chỉ khoảng 300 USD, sử dụng machine learning mã nguồn mở. Bạn có thể mất một ngày để tạo ra phần mềm chơi cờ giỏi tương tự.
Ví dụ ELO của Microsoft hiện tại là 2.800, còn phần mềm chạy machine learning 300 USD đã có thể đạt khoảng 3.600 đến 3.800 ELO, tức là vượt trội hơn rất nhiều. Khoảng cách 1.000 ELO là khoảng cách không thể vượt qua được, nhưng phần mềm rẻ tiền này lại đánh bại con người rất dễ dàng.
Điều này chứng tỏ trí tuệ máy tính đã rất tiến bộ và chi phí thì giảm rất nhiều. Một điều thú vị nữa là, nếu 30 năm trước cần hàng tỷ USD để xây hệ thống đó, còn hiện nay chi phí chỉ còn khoảng 300 USD và ai cũng có thể làm được. Các công ty AI lớn nhất thế giới như OpenAI đang tiêu vài chục tỷ USD, và chắc chắn trong vòng 10-20 năm nữa, AI sẽ trở thành điều bình thường.
![]() |
Ông Lê Hồng Minh, Nhà sáng lập - Chủ tịch HĐQT VNG Group. Ảnh: Quang Định |
Giải quyết vấn đề "tiền đâu" như thế nào?
Chia sẻ với các startup, ông Minh nói rằng, “làm AI nghe rất thú vị, rất đổi mới sáng tạo và nhiều từ ngữ to lớn, nhưng thực tế làm rất khó”.
Bản thân ông Minh cũng cảm thấy vô cùng khó. Một trong những vấn đề rất lớn của các startup là: Đầu tiên là “tiền đâu”? Startup phải lo cơm áo gạo tiền. Để có được một business model, để có được một sản phẩm AI là một chuyện rất khó.
“Thế thì tôi ‘xúi’ các bạn như vậy: Thay vì các bạn phải suy nghĩ để làm một cái thành phẩm, sau đó đến gặp doanh nghiệp và thuyết phục rằng, tôi có sản phẩm này, hãy mua đi, trả tiền cho tôi, thì bảo đảm các bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và chưa chắc họ trả tiền cho mình".
Tuy nhiên, các bạn nên thử lật ngược vấn đề. Tại vì hiện tại rất nhiều doanh nghiệp cũng đang đặt ra câu hỏi: ‘Tôi có tiền, làm thế nào để tôi đầu tư vào AI?’. Thị trường đã thay đổi rất nhanh và các doanh nghiệp đều cần và sẵn sàng chi tiền cho AI. Vậy nên, thay vì tốn thời gian suy nghĩ về sản phẩm, xây dựng và bán sản phẩm, thì các bạn đi gặp doanh nghiệp và hỏi 'Anh chị đang cần gì, em sẽ làm''', ông Minh chia sẻ.
Theo ông Minh, startup AI có thể làm với giá thấp hơn nhưng kiến thức, IP mà starp có được thông qua quá trình làm với doanh nghiệp sẽ là thứ sẽ đi theo và thuộc sở hữu của startup đó. Đó là một “món lời” rất trực tiếp, cụ thể và rõ ràng cho việc kiếm tiền. Thị trường AI hiện tại thay đổi rất nhanh, làm xong sản phẩm nhưng 2 năm sau thị trường thay đổi, cho nên startup cần trực tiếp xây dựng năng lực và song song đó là kiếm tiền bằng cách nâng cấp bản thân qua các sản phẩm.
“Chúng ta có khoản 100 doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp bỏ ra đơn giản 5 tỷ đồng/năm là sẽ có một thị trường 500 tỷ đồng. Thị trường sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư AI. Cho nên quan trọng là năng lực của startup. Thứ nhất là việc kiếm tiền, là năng lực của startup, thứ hai là các bạn sẵn sàng làm giá rẻ”, ông Minh phân tích.
Với 5 tỷ đồng, các doanh nghiệp rất khó để đầu tư để xây dựng một đội AI. Nếu starup có 3-4 người thì có thể làm cho doanh nghiệp và có dòng tiền, xây dựng được năng lực và có được IP của mình.
Ông Minh cũng kể câu chuyện vừa gặp gỡ với 1 startup rất lớn và rất bất ngờ với sự lãng mạn của họ. Hiện tại, nhóm của startup chỉ có 6 nhân sự ở Việt Nam, nhưng được đánh giá là đội ngũ tốt nhất ở Việt Nam về nghiên cứu cơ bản và họ đang giải những bài toán tầm cỡ thế giới. Dù startup này ở một khu vực rất nhỏ như Việt Nam nhưng lại có một khát vọng với một sự lãng mạn vô cùng lớn. Đó là điều rất đáng yêu.
Startup cần thực tế, cần kiếm tiền, cần tồn tại. Nhưng starup cũng cần lãng mạn, có khát vọng giải quyết những bài toán của thế giới. Starup phải dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân. Đó là những gì mà ông Minh muốn chia sẻ với starup trong bối cảnh công nghệ AI đang bùng nổ tại Việt Nam.
-
Chủ tịch VNG Lê Hồng Minh “xúi” startup làm AI giá rẻ -
Spacebit mang công nghệ truyền thông vũ trụ đến Việt Nam, khởi động Internet 6G -
Thị trường bưu chính, chuyển phát: Doanh thu dày, lợi nhuận mỏng -
Người Việt thuộc top 3 thế giới về mức độ tin tưởng AI -
Sáng tạo không giới hạn với mô hình sàn diễn thời trang số -
Đấu giá lại 2 khối băng tần "kim cương" dành cho 4G, 5G -
Giải pháp số thông minh từ VNPT giúp hộ kinh doanh Việt bứt phá
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân