
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, cuối tháng 9/2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã nhận đơn kiện yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với 2 sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam, bao gồm: thép cán nguội (cold rolled steel - CRS) và Thép chống ăn mòn (corrosion-resistant carbon steel).
Nguyên đơn trong cả 2 vụ này đều cho rằng, lượng xuất khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột biến.
Đồng thời, điều tra lẩn tránh thuế AD/CVD, với việc cần phải xem xét các yếu tố sau: Sản phẩm nhập khẩu từ một nước thứ ba thuộc cùng loại (class/kind) với sản phẩm bị áp thuế; Trước khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, sản phẩm này đã được hoàn thiện hoặc gia công từ sản phẩm sản xuất ở nước bị áp thuế; Quá trình gia công hoặc hoàn thiện ở nước thứ ba là “nhỏ hoặc không đáng kể”; Trị giá của hàng sản xuất ở nước bị áp thuế “chiếm phần lớn tổng trị giá của sản phẩm được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
![]() |
Australia mới đây đã khởi xướng áp dụng biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm “thép mạ hợp kim” nhập khẩu từ Việt Nam |
Cũng trong khoảng thời gian này, Uỷ ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) Australia cũng đã ra quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm “thép mạ hợp kim” (galvanished steel) nhập khẩu từ Việt Nam.
Thép mạ hợp kim hay còn gọi là tôn mạ hợp kim nhôm, kẽm là một trong 4 sản phẩm thép được Việt Nam sản xuất với các nguồn cung lớn tập trung ở các doanh nghiệp, gồm: Tôn Hoa Sen, Thép Đông Á, Tôn Phương Nam và Thép Nam Kim. Trong đó, sản phẩm tôn lạnh của Tôn Hoa Sen có đến 50% sản lượng sản xuất ra để xuất khẩu.
Tôn Hoa Sen hiện chiếm 28% tổng thị phần sản xuất và bán hàng trong lĩnh vực tôn mạ. Tôn Phương Nam chiếm 14%, Thép Đông Á chiếm 13%..
Trong một diễn biến của vụ việc khác, vừa qua, Thái Lan thông báo quyết định cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép không gỉ (stainless pipe and tube) nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế là lên tới 310.74%
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 9 tháng 2016, xuất khẩu các sản phẩm thép của Việt Nam, gồm: thép xây dựng, ống thép, tôn mạ kim loại & tôn phủ màu, thép cán nguội..đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 49,3% so với cùng kỳ 2015.
VSA cho hay, các sản phẩm thép là mặt hàng dính kiện chống bán phá giá nhiều nhất trong những năm gần đây, khi nhiều thị trường đã tìm cách bảo hộ sản phẩm thép nội địa thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại. Giai đoạn 1994-2014, thép là mặt hàng bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất, chiếm 29% tổng số vụ.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower