-
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược
Tại Hội thảo “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu?” tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định: “Chỉ có 30 - 40% số doanh nghiệp (DN), tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản tuân thủ quy định báo cáo định kỳ.
Tuy nhiên, những báo cáo này cũng chưa đầy đủ và chính xác. Hệ quả làø, Nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của DN. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước chưa nắm được thực trạng tài nguyên khoáng sản”.
Đồng tình với ý kiến trên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Nhà nước đang thiếu công cụ để đo lường lượng khai thác thực tế của DN, nên việc cấp phép thiếu thẩm định trữ lượng, chủ yếu dựa vào các chứng từ do DN tự kê khai đã dẫn tới tình trạng các loại thuế, phí thu được từ khai thác tài nguyên khoáng sản là rất thấp.
Thực tế này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu Chỉ số Quản trị tài nguyên tại 58 quốc gia do Viện Giám sát nguồn thu quốc tế (Mỹ) thực hiện và công bố. Theo đó, với 41 điểm trên thang điểm 100, Việt Nam xếp thứ 43, thuộc nhóm yếu kém về quản trị tài nguyên. Một số tiêu chuẩn khác, như công khai thông tin (Việt Nam xếp thứ 40), đặc biệt là tiêu chuẩn về năng lực kiểm tra, giám sát (xếp thứ 50), đứng gần cuối bảng.
Theo phân tích của ông Doanh, nguyên nhân dẫn tới kết quả này là do các địa phương đang “lách luật” để cấp phép với những mỏ có trữ lượng lớn.
Theo quy định, với những mỏ có trữ lượng lớn, thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác, chỉ những mỏ có trữ lượng nhỏ mới do UBND tỉnh cấp phép. Chính vì vậy, vì lợi ích cục bộ, nhiều tỉnh đã chia nhỏ mỏ lớn thành các mỏ nhỏ, để cấp phép khai thác khiến việc khai thác tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Ông Võ Tuấn Nhân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, hiện DN chính là đối tượng hưởng lợi nhiều từ khai thác khoáng sản. “Qua chuyến khảo sát mới đây tại tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã phát hiện một DN khai thác khoáng sản chỉ đóng góp cho tỉnh 5 tỷ đồng tiền thuế, phí các loại, trong khi số tiền ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng để DN có thể tiến hành khai thác lên tới 30 tỷ đồng”.
Ông Hồ Quốc Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết thêm, hiện người dân có tâm lý sợ doanh nghiệp tới khai thác khoáng sản, bởi cái lợi mà người dân khu vực khai thác khoáng sản được hưởng gần như không có, trong khi họ phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Bình Định đã tự đưa ra quyết định, với mỗi 1 ha khai thác khoáng sản DN phải trả cho địa phương một số tiền nhất định (tùy vào từng loại khoáng sản). Trong đó, cao nhất là titan, với 1 ha khai thác titan, DN phải trả 160 triệu đồng hỗ trợ người dân cải tạo lại môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng nơi DN khai thác.
Trong khi đó, theo lý giải của một số DN, số tiền DN bỏ ra trước khi được khai thác là không hề nhỏ.
Ông Vũ Hồng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên) cho biết, Công ty đã bỏ ra trên 1.400 tỷ đồng cho công việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư, trong khi việc vận hành thử nhà máy chế biến, có sản phẩm bán ra thị trường trong và ngoài nước chỉ mới bắt đầu từ tháng 4/2013.
Để giải quyết vấn đề quản trị tài nguyên khoáng sản, nhiều ý kiến đề xuất, đến năm 2015, Việt Nam nên tham gia “Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng - EITI” (đã áp dụng tại 39 quốc gia trên thế giới) nhằm xây dựng một cơ chế giám sát hoạt động khai thác khoáng sản hợp lý, có hiệu quả, rõ ràng, minh bạch trách nhiệm của các chủ thể liên quan, đồng thời điều tiết hài hòa lợi ích mang đến từ khoáng sản.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên xem xét có giải thưởng khoáng sản dành cho các DN đạt tiêu chí tốt trong sử dụng công nghệ, thiết bị thu hồi tận dụng tối đa khoáng sản trong khai thác, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với người dân và đóng góp đầy đủ các khoản thuế, phí theo quy định của Nhà nước.
Hải Hà
-
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập
-
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Chính phủ ra Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu