
-
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
-
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp
-
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh
Lên sàn gọi vốn ngoại để giảm áp lực cho ngân hàng
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện mọi giải pháp để đảm bảo tăng trưởng tín dụng 21 - 22%, nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay.
![]() |
. |
Theo giới chuyên gia, tăng tín dụng là cách nhanh nhất để “kích” GDP, bởi nền kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng chủ yếu dựa vào tín dụng. Song nếu kéo dài cách làm này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro nợ xấu và lạm phát (vốn bơm ra nhiều, trong khi nền kinh tế hấp thụ kém, hiệu quả kém, dẫn tới ứ thừa, gây ra lạm phát). Vì vậy, về lâu dài, cần phải coi chứng khoán là kênh cung ứng vốn chính cho nền kinh tế, chứ không phải là ngân hàng.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân (Công ty Chứng khoán Sài Gòn - SSI), việc thăng hạng thị trường chứng khoán sẽ gọi được nhiều vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, từ đó giảm nhẹ áp lực vốn cho hệ thống ngân hàng.
Để thăng hạng thị trường chứng khoán, ngoài việc gia tăng lượng hàng cho thị trường, tăng tỷ lệ tự do chuyển nhượng…, thì một trong những giải pháp là phải mở cửa thị trường ngoại hối hơn nữa. Làm được điều này, sẽ có ngay 15 - 20 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Khi vào Việt Nam, câu hỏi đầu tiên mà các nhà đầu tư ngoại đặt ra là: đổ vốn vào rồi khi rút ra có dễ không? Hiện tại, thị trường ngoại hối đang được kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ giá trị tiền đồng, ổn định tỷ giá và chưa thể tự do lưu chuyển vốn trong vòng một vài năm tới. Tuy nhiên, kế hoạch dài hạn để mở cửa thị trường ngoại hối trong vòng 3 - 5 năm tới là rất cần thiết. Khi đó, chắc chắn vốn nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam sẽ tăng mạnh”, ông Linh nói.
Mở cửa thị trường ngoại hối: Nguy cơ rút vốn ồ ạt?
Mặc dù tự do hóa thị trường vốn sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là thu hút được nhiều nhà đầu tư ngoại, song nhiều ý kiến cho rằng, hiện chưa phải là lúc mở toang cửa thị trường ngoại hối.


Theo TS. Phạm Hồng Tuấn, Phó chủ nhiệm Khoa Đào tạo quốc tế (Học viện Chính sách phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu tự do hóa tài khoản vốn thì sẽ rất rủi ro cho việc ổn định tỷ giá. Chính vì vậy, phải cân nhắc giữa mở cửa thị trường ngoại hối để giúp thăng hạng thị trường chứng khoán, thu hút được nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và việc giữ nguyên độ mở của thị trường hiện nay để ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lo ngại, việc tự do hóa tài khoản vốn trước mắt có thể thu hút lượng vốn khủng vào thị trường Việt Nam, song cũng rất có thể sẽ xảy ra tình trạng rút vốn ồ ạt như đã xảy ra tại Thái Lan (khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997).
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, dù chưa mở toang cửa thị trường ngoại hối, nhưng một nguồn lực ngoại tệ lớn đã chảy ra nước ngoài. Nếu mở cửa hơn nữa, chắc chắn số ngoại tệ chảy ra nước ngoài còn tăng hơn.
Cụ thể, theo báo cáo Hồ sơ hoạt động quốc tế về bất động sản tại Mỹ năm 2017 của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) mới công bố, chỉ trong vòng một năm qua, người Việt đã bỏ ra 3 tỷ USD (gần 70.000 tỷ đồng) để mua nhà tại Mỹ.
“Tôi không ủng hộ tự do hóa tài khoản vốn vì Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phải kiểm soát thị trường ngoại hối, giữ ngoại tệ trong nước”, ông Hiếu nói.
Liên quan vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, về lâu dài, Việt Nam không thể mãi đóng cửa thị trường ngoại hối, mà vẫn sẽ phải mở cửa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có những quy định để kiểm soát rút vốn ồ ạt như đã từng xảy ra với Thái Lan và Indonesia trước đây.

-
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030 -
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh -
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội -
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu -
Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của ABBank tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ -
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025