-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi Thư khen gửi Đội tuyển Bóng đá Quốc gia -
Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nam Việt Nam 2 tỷ đồng -
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ diễn ra trong 5 ngày -
Hơn 2.000 runner tham gia nhận Bib Giải chạy PV GAS ngày đầu năm mới 2025 -
SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan "tiếp lửa" đội tuyển Việt Nam
Theo đó, Bộ quy định năm học này các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 cụ thể như sau: Các cơ sở thống nhất tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2023; Kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1/2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2024 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc. |
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2024. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2024.
Thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học: Đối với giáo dục mầm non, giáo dục dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
Trong đó, các địa phương đảm bảo, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần).
Với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục THCS và THPT), lớp 9, 12 cấp THPT có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ 16 tuần).
Một vấn đề quan tâm của dư luận khi bắt đầu năm học mới là vấn đề học phí. Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, không tăng học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Theo đó, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Việc sửa nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP và không tăng học phí năm học 2023 - 2024, trình Chính phủ trước ngày 8.8.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung xây dựng, ban hành nghị định thay thế Nghị định số 81, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2023.
Trước đó, nhiều tỉnh thành đã công bố mức học phí mới cho năm học 2023-2024. Mức học phí được xây dựng căn cứ trên Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ.
Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa thông qua Nghị quyết học phí và hỗ trợ học phí với trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập và ngoài công lập, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024.
Cụ thể, với cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT thuộc khu vực thành thị tăng mức thu lên 300.000 đồng/tháng/học sinh. Còn với khu vực nông thôn, bậc mầm non, tiểu học, THCS áp dụng mức thu 100.000 đồng/tháng/học sinh, riêng cấp THPT thu 200.000 đồng/học sinh/tháng.
Khu vực miền núi, Đà Nẵng áp dụng mức thu chung 50.000 đồng/tháng/học sinh. Trong đó, khu vực thành thị gồm các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ. Khu vực nông thôn gồm các huyện Hòa Vang (trừ các cơ sở giáo dục xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang). Khu vực vùng núi gồm các cơ sở giáo dục xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
Hội đồng nhân dân thành phố cũng quyết định dự chi 408,2 tỉ đồng hỗ trợ 100% học phí cho học sinh từ mầm non đến THPT (trong 9 tháng của năm học tới).
Trong đó, hỗ trợ học sinh công lập hơn 316 tỉ đồng, hỗ trợ học sinh ngoài công lập hơn 92,2 tỉ đồng. Trẻ mầm non và học sinh trường có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện được miễn học phí. Đây là năm thứ ba liên tiếp thành phố Đà Nẵng thực hiện chính sách hỗ trợ 100% học phí.
Ở Hà Nội, đầu tháng 7/2023, Hội đồng nhân dân thành phố thông qua nghị quyết về mức thu học phí năm học 2023 - 2024 với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.
Theo đó, mức thu học phí bằng mức sàn của khung học phí theo quy định của Chính phủ tại nghị định 81 và nằm trong khoảng 50.000 - 300.000 đồng/tháng. Mức thu học phí này cũng tương đương với mức học phí năm học 2022 - 2023.
Ở vùng thành thị, mức thu ở cả bốn cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều là 300.000 đồng/tháng. Ở vùng nông thôn, mức thu cho cả bốn cấp học này là 100.000 đồng/tháng.
Trong năm 2023 - 2024, Hà Nội cũng tạm dừng chính sách hỗ trợ 50% mức học phí của học sinh các cấp học, đã được áp dụng trong năm học 2022 - 2023.
Bắc Giang quy định mức học phí dao động từ 55.000-320.000 đồng/học sinh/tháng.
Với Bắc Ninh, học sinh vùng thành thị áp dụng chung một mức 300.000 đồng/tháng với học sinh từ mầm non tới THPT và GDTX bậc THPT.
Tại nông thôn, học sinh mầm non, tiểu học và THCS đóng 100.000 đồng/tháng; học sinh THPT và giáo dục thường xuyên bậc THPT đóng 200.000 đồng/tháng. Mức học phí này được áp dụng cho 3 năm học từ 2023-2024 đến 2025 -2026.
Ngày 19/7, Hội đồng nhân dân thành phố thông qua nghị quyết về mức thu học phí năm học 2023 - 2024. Theo đó, bốn cấp học ở vùng thành thị sẽ có mức thu mỗi học sinh là 300.000 đồng/tháng. Vùng nông thôn là 100.000 đồng/tháng, trừ cấp THPT là 200.000 đồng/tháng.
Đồng thời, Hội đồng nhân dân Đà Nẵng cũng thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông năm học 2023 - 2024. Cụ thể, Đà Nẵng sẽ hỗ trợ 100% học phí mức thu học phí công lập 2023 - 2024.
Tại Hải Phòng, cuối tháng 7/2023, Hội đồng nhân dân thành phố đã có nghị quyết quy định về mức thu học phí. Ở khu vực thành thị, mức thu học phí 300.000 đồng/học sinh/tháng.
Khu vực nông thôn là 100.000 đồng/học sinh/tháng cho ba bậc học mầm non, tiểu học, THCS. Bậc học phổ thông là 200.000 đồng/học sinh/tháng.
Tuy nhiên, Hải Phòng vẫn thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông theo nghị quyết số 54 được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua năm 2019.
-
Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nam Việt Nam 2 tỷ đồng -
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ diễn ra trong 5 ngày -
Hơn 2.000 runner tham gia nhận Bib Giải chạy PV GAS ngày đầu năm mới 2025 -
Dành hơn 500 tỷ đồng tặng quà cho người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Ưu tiên đầu tư cho giáo dục là nhiệm vụ quan trọng, tầm nhìn đến năm 2045 -
Danh sách 20 chứng chỉ được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số