
-
Vàng giảm sâu phiên cuối tuần
-
BAOVIET Bank: Lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 10%, thu từ dịch vụ tăng vọt
-
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP
-
Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, loạt ngân hàng vẫn thắng lớn
-
Big 4 ngân hàng sắp có thêm khoảng 150.000 tỷ đồng thanh khoản để cho vay thêm? -
Vàng bật tăng mạnh sau khi Fed nâng thêm 0,25% lãi suất
![]() |
Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra từ sáng 10/8 - (Ảnh CTV). |
Theo dự kiến chương trình phiên họp thứ 47 đã được Chủ tịch Quốc hội quyết định, chiều 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Nghị quyết số 42/2017/QH14 được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2017, được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.
Với nhiều đặc thù, Nghị quyết giúp tổ chức tín dụng nhiều quyền năng hơn trong xử lý nợ xấu, đặc biệt là giải phóng tài sản bảo đảm.
Gửi báo cáo đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5- 6/2020), lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết để triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo tiền đề để VAMC đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường.
Báo cáo cho biết, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2020, cả hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 299.800 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt) là 169.400 tỷ đồng (chiếm 56,5% tổng nợ xấu đã xử lý). Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 65.300 tỷ đồng (chiếm 21,79% tổng nợ xấu đã xử lý). Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 65.080 tỷ đồng (chiếm 21,7%).
Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, việc xử lý nợ xấu tại VAMC đạt được kết quả tích cực, đặc biệt từ khi triển khai Nghị quyết 42.
Lũy kế từ khi thành lập đến cuối tháng 3/2020, VAMC đã xử lý được số tiền là 272.246 tỷ đồng dư nợ gốc của tổ chức tín dụng (số tiền mua nợ của VAMC là 225.236 tỷ đồng), dư nợ gốc của tổ chức tín dụng còn lại phải xử lý là 95.160 tỷ đồng. Trong tổng số dư nợ gốc của tổ chức tín dụng đã được xử lý, VAMC phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi được số tiền là 152.685 tỷ đồng.
Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC đạt 91.381 tỷ đồng, bằng 60% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến cuối tháng 3/2020.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; Xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế (nhất là trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp).
Ngoài nội dung nêu trên, tại phiên họp thứ 47 diễn ra trong ba ngày (từ 10-12/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Xem xét dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) cũng năm trong chương trình phiên họp.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến về việc ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội và cho ý kiến về Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030.

-
Vì sao ngân hàng ghi lỗ từ đầu tư, kinh doanh chứng khoán? -
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP -
Top 10 ông lớn ngân hàng “so găng” độ dày vốn, quy mô tổng tài sản -
Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, loạt ngân hàng vẫn thắng lớn -
Big 4 ngân hàng sắp có thêm khoảng 150.000 tỷ đồng thanh khoản để cho vay thêm? -
Vàng bật tăng mạnh sau khi Fed nâng thêm 0,25% lãi suất -
VietinBank chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dịch kênh số
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)