Đường Âu Cơ là đoạn đê sông Hồng nằm giữa đường Nghi Tàm và An Dương Vương (quận Tây Hồ), nối nội thành Hà Nội với sân bay Nội Bài. Hai bên đường là chân đê với bãi cỏ xanh mướt. Phố Điện Biên Phủ dài khoảng 3 km được đặt tên năm 1970 thay cho đường Cột Cờ. Từ Nhà hát Lớn đi thẳng qua phố Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Độc Lập sẽ tới Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà Quốc hội mới. Tuyến phố này cũng dẫn đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Công viên Lê Nin, Cột cờ Hà Nội, Bộ Ngoại giao... Tuyến vành đai 3 và cũng là đường trên cao hiện đại nhất hiện nay chạy qua. Đây là tuyến huyết mạch nối khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận của Hà Nội với sân bay Nội Bài. Dọc trục đường là các khu đô thị lớn của Hà Nội. Cầu cạn này chỉ dành riêng cho ôtô, còn bên dưới dành cho các phương tiện hỗn hợp. Trong ảnh là đoạn vành đai 3 qua đường Phạm Hùng. Đoạn vành đai 3 qua đường Khuất Duy Tiến, tại nút giao với Đại lộ Thăng Long. Dù nước sông Tô Lịch vẫn đen đặc, bốc mùi hôi thối nhưng thảm cỏ xanh chạy dọc hai bên bờ sông đã phần nào giúp cảnh quan trên đường Láng được cải thiện. Phố Lý Thường Kiệt, kéo dài bắt đầu từ đoạn giao cắt với Trần Thánh Tông tới ngã ba Lê Duẩn. Đây là một trong những tuyến có hàng cây xanh đẹp và lãng mạn của Hà Nội. Phố Quốc Tử Giám, dài khoảng 600 mét, bắt đầu từ điểm nối Ngô Sĩ Liên tới ngã tư Tôn Đức Thắng - Cát Linh. Các phương tiện lưu thông trên Quốc Tử Giám một chiều, đường rộng khoảng 200 mét, hai bên là di tích Văn Miếu và hồ Giám. Phố Nguyễn Chí Thanh được đặt theo tên vị tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Con phố dài 1,7 km từng nhiều năm được chọn là con đường đẹp, nối thẳng từ phố Kim Mã cắt ngang La Thành và đường Láng, rồi chạy thẳng xuống Trần Duy Hưng - cửa ngõ phía tây của thủ đô. Phố Phan Đình Phùng, dài khoảng 1,5 km, kéo dài từ Mai Xuân Thưởng đến Hàng Cót. Với 2 hàng cây xanh trên vỉa hè cùng những dãy nhà xây theo kiến trúc cổ của Pháp, con phố này được giới trẻ bình chọn là đường lãng mạn nhất Hà Nội. Đường Thanh Niên vốn là con đập đắp vào đầu thế kỷ thứ 17 để giữ cá nuôi trong hồ Trúc Bạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý đổi tên đường Cổ Ngư thành đường Thanh Niên để ghi nhận và cổ vũ sự đóng góp công sức của thế hệ trẻ. Đây cũng là con đường hiếm hoi của Hà Nội chạy giữa 2 hồ lớn. Phố Văn Cao, dài khoảng 540m, rộng 50m nối từ Liễu Giai đến đường Trích Sài ven hồ Tây. Phạm Văn Đồng, con đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1906-2000). Đường bắt đầu từ ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng tới điểm đầu của đường dẫn cầu Thăng Long. Dọc tuyến đường là các công trình lớn như trụ sở Bộ Công An, Công viên Hòa Bình cùng nhiều khu đô thị mới của Hà Nội. Kim Mã là tuyến nối liền từ Nguyễn Thái Học và phố Sơn Tây rồi chạy dài thông ra Cầu Giấy. Theo quy hoạch, sẽ có đoạn metro của tuyến số 3 (Nhổn - ga Hà Nội) đi ngầm dưới tuyến phố này. Đường Yên Phụ trước đây là làng Yên Phụ. Làng không chỉ nổi tiếng với nghề nuôi cá cảnh mà còn nổi tiếng với nghề làm hương. Đường chạy dài từ đoạn nối với Trần Nhật Duật băng qua ngã ba giao với Thanh Niên, Nghi Tàm kết thúc ở khu vực khách sạn Hanoi Intercontinential (quận Tây Hồ).Nguồn Zing News Mạnh Thắng - Tuấn Mark (Zing)