
-
[Emagazine] Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô - Thiết chế truyền thông số hiện đại
-
Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí, tiếp tục tạo đà tăng trưởng
-
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội
-
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo
-
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ” -
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum
![]() |
Thí sinh Phạm Trần Lan Khuê tự tin thuyết trình và giành giải nhất khối 7. (Ảnh: EC 2016) |
Lựa chọn biểu tượng cho Việt Nam, phương pháp tái chế rác thải, có nên học Lịch sử hay không, ảnh hưởng từ bạn bè có hữu ích đối với cá nhân hay không, phải làm gì nếu tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 tại Việt Nam… là những chủ đề được Ban tổ chức cuộc thi English Champion đưa ra để thử thách các bạn học sinh từ khối 4 đến khối 8 tại Vòng Chung kết cuộc thi English Champion 2016 diễn ra chiều qua (9/4).
Với chủ đề “Be a Global Citizen”, cuộc thi năm nay có mục tiêu góp phần hình thành một thế hệ học sinh Việt Nam có đầy đủ tri thức trong hành trình hội nhập quốc tế.
Vòng Chung kết có sự góp mặt của 16 thí sinh, đại diện cho những gương mặt xuất sắc nhất từ 22.000 thí sinh trên cả nước ở 5 khối, từ lớp 4 đến lớp 8, mỗi khối 3 học sinh (riêng khối 4 có 4 em). Các em bốc thăm các chủ đề và thực hiện thuyết trình bằng tiếng Anh.
Theo bà Nguyễn Thị An Quyên, Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi English Champion 2016,“Chúng tôi luôn coi các thí sinh là những công dân toàn cầu tương lai. Bởi vậy các thí sinh có quyền được phát biểu, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội không chỉ tại Việt Nam mà còn cả trên thế giới và cần được lắng nghe và tôn trọng các ý kiến cá nhân”.
Tại Vòng Chung kết, các thí sinh khối 4 đã nhận được chủ đề yêu cầu lựa chọn biểu tượng cho Việt Nam. Cả 4 thí sinh khối 4 đều đưa ra những biểu trưng khác nhau với những lập luận thú vị và thuyết phục về những biểu trưng khác nhau như áo dài, cây tre, hình ảnh phụ nữ Việt Nam, nón lá, hoa sen…
Khối 5, chủ đề phương pháp tái chế rác thải nhận được rất nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể từ các thí sinh. Em Nguyễn Khắc Hồng Hải, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng cần khuyến khích các cá nhân thường xuyên tái sử dụng hoặc tái chế các vật liệu giấy, thủy tinh, nhựa… Thí sinh Nguyễn Nam Huy, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A (Hà Nội) đề xuất đưa các dự án xanh vào trường học, sử dụng thùng rác phân loại, tái sử dụng chai nhựa để trồng cây, làm đồ chơi. Thí sinh Đặng Trần Đoan Trang, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng cần đầu tư nhiều hơn vào các nhà máy xử lý rác thải, khuyến khích phân loại và tái chế, phạt nặng với các hành vi làm ô nhiễm môi trường.
Chủ đề có nên học lịch sử hay không của học sinh khối 6 làm nóng cả hội trường. Tất cả các thí sinh đều ủng hộ học lịch sử trong trường học bằng nhiều lý lẽ khác nhau. Ý kiến từ các thí sinh cho rằng, nên sử dụng nhiều phương pháp dạy và học lịch sử, tổ chức các cuộc thi liên quan đến lịch sử...
![]() |
5 "nhà vô địch" chung vui với chiến thắng tại cuộc thi (Ảnh: EC 2016) |
Kết quả chung cuộc, ở khối 4, thí sinh Cao Mỹ Duyên, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) đã giành giải Vô địch, đứng thứ 2 là Đỗ Ngọc Yến Nhi, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP.HCM), thí sinh Nguyễn Ngọc Vinh Sơn, Trường tiểu học Hòa Bình (TP.HCM) và Đỗ Đình Phú, Trường Marie Curie (Hà Nội) đồng giải 3.
Đối với khối 5, chức vô địch thuộc về thí sinh Đặng Trần Đoan Trang, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP.HCM). Thí sinh Nguyễn Nam Huy, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A (Hà Nội) giành giải Nhì và Nguyễn Khắc Hồng Hải, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.HCM) đạt giải Ba.
Ở khối 6, thí sinh Dương Minh Khôi, Trường Hà Nội Amsterdam đã giành ngôi Vô địch, giải Nhì là thí sinh Nguyễn Phan Ý Nhi, Trường THCS Nguyễn An Ninh (TP.HCM), và giải Ba là Nguyễn Thị Nhã Văn, Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội).
Thí sinh Phạm Trần Lan Khuê, Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã trở thành Nhà Vô địch khối 7, giải Nhì thuộc về Bùi Vũ Gia Phúc, Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), giải Ba thuộc về thí sinh Đỗ Đức Minh, Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội).
Tại khối 8, thí sinh Nguyễn Thái Hà, Trường Archimes Academy (Hà Nội) đã trở thành Nhà Vô địch, đứng thứ 2 là Phạm Đức Dũng, Trường THCS Hà Nội Amsterdam và thí sinh Huỳnh Ngọc Phương Thu, Trường Việt Úc (TP.HCM) đứng thứ 3.
Thí sinh đoạt giải nhất nhận tiền mặt trị giá 5 triệu và học bổng 100% trong một năm học tại Học viện IvyPrep trị giá 60 triệu đồng. Phần thưởng của giải nhì là 3 triệu tiền mặt và học bổng 6 tháng tại Học viện IvyPrep trị giá 30 triệu đồng. Với giải ba, các em sẽ nhận một triệu tiền mặt và học bổng 3 tháng tại Học viện IvyPrep trị giá 15 triệu đồng. Tổng giá trị giải thưởng của English Champion 2016 lên tới 26,5 tỷ đồng.
Khởi động từ năm 2013, cuộc thi English Champion do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Học viện Anh ngữ EQuest và Anh ngữ Việt Mỹ VATC phối hợp tổ chức là sân chơi dành cho các học sinh từ lớp 4 đến lớp 8 trên cả nước.

-
Trưng bày chuyên đề "Khắc ghi lời Bác" tôn vinh sự phát triển của Hải Phòng -
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội -
Báo chí đồng hành cùng di sản: Kết nối văn hóa - thúc đẩy du lịch vùng -
Hà Nội dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giảm xã, phường sau sắp xếp -
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030 -
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo -
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ”
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”