
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
CTCP Chứng khoán Asean (AseanSc) vừa có thông báo lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
Theo đó, HĐQT công ty trình ĐHĐCĐ thông qua phương án tăng vốn bằng cách chào bán 50 triệu cổ phần, tổng giá trị chào bán tối đa dự kiến 500 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, tương đương mỗi cổ đông sở hữu 2 cổ phần sẽ được mua thêm 1 cổ phần mới.
Giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phần. Cổ phần chào bán sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian chào bán trong năm 2024 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế và phê duyệt của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu chào bán thành công, vốn điều lệ của AseanSc sẽ tăng từ 1.000 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.
Dự kiến, AseanSc sẽ thu về 500 tỷ đồng từ đợt chào bán, trong đó 350 tỷ đồng sẽ dùng để bổ sung vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán. 100 tỷ đồng bổ sung vốn cho hoạt động tự doanh, hoạt động đầu tư khác của công ty phù hợp quy định của pháp luật và 50 tỷ đồng sẽ để đầu tư, nâng cấp hệ thống…
![]() |
Phương án sử dụng nguồn tiền từ đợt chào bán cổ phần của AseanSC. |
Việc AseanSC tăng vốn và phần lớn dành cho hoạt động margin, ứng trước tiền bán cho thấy động thái muốn tham gia mạnh mẽ hơn vào cuộc đua margin của các công ty chứng khoán.
Trên báo cáo tài chính quý III/2024 của công ty chứng khoán này, các khoản cho vay tính đến cuối quý III chỉ khoảng 177 tỷ đồng, giảm 35% so với hồi đầu năm, ngược với xu hướng tăng chung của khối chứng khoán.
Lũy kế 9 tháng 2024, doanh thu hoạt động của AseanSC đạt 112 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Mảng tự doanh đóng góp lớn nhất trong cơ cấu doanh thu hoạt động của công ty với lãi từ FVTPL đạt 33,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại AseanSC, mảng kinh doanh này biến động khá mạnh, khi có lãi tốt, khi lại thua lỗ. Riêng trong quý III/2024, hoạt động này -27 tỷ đồng.
Trong khi đó, lãi từ các khoản cho vay và phải thu mang về lợi nhuận khá ổn định. Trong 9 tháng năm 2024, hoạt động này đưa về gần 22 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ 2023.
Dù lỗ ròng hơn 12,7 tỷ đồng trong quý III/2024, song kết quả 9 tháng, công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận hơn 43 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng mạnh trong quý II.
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh