
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
![]() |
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong rớt điểm mạnh nhất khu vực khi “bốc hơi” 3,13% trong phiên giao dịch sáng nay 22/5. Ảnh: AFP |
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong rớt điểm mạnh nhất khu vực khi “bốc hơi” 3,13% trong phiên sáng nay. Đáng chú ý, cổ phiếu của tập đoàn bảo hiểm AIA trượt sâu 4,25%.
Chứng khoán Hong Kong “đỏ lửa” sau khi thông tin Trung Quốc chuẩn bị ra mắt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong sau những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài và bạo loạn hồi năm ngoái.
Luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong được cho là sẽ cấm ly khai, can thiệp của nước ngoài, khủng bố và mọi hoạt động nổi dậy nhằm lật đổ chống chính quyền Trung ương cũng như bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài đối với Hong Kong.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay cũng đi xuống với chỉ số Shanghai Composite trượt 0,6% còn chỉ số Shenzhen Component giảm 0,5%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 trượt nhẹ 0,27% trong khi chỉ số Topix giảm 0,33%. Chứng khoán Hàn Quốc cũng nhuốm đỏ với chỉ số Kospi giảm 0,67%, còn chỉ số S&P/ASX 200 của Australia mất 0,33%. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 1,37%.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường dự kiến công bố ngày 22/5 cho biết Trung Quốc không đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2020. Theo đó, Trung Quốc không đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể cho năm 2020 vì nước này lo đối mặt với một số yếu tố khó lường liên quan đến đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế thương mại toàn cầu.
Căng thẳng Mỹ - Trung những ngày qua gia tăng do những cáo buộc về đại dịch Covid-19 và việc Thượng viện Mỹ thông qua đạo luật nhằm tăng cường giám sát các công ty có trụ sở ở nước ngoài. Giới quan sát cho rằng đạo luật này nhằm vào doanh nghiệp Trung Quốc và có thể “hất cẳng” các công ty Trung Quốc đang niêm yết chứng khoán tại Mỹ.
Sau phiên tăng vọt, chứng khoán Mỹ đêm qua quay đầu giảm điểm. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đóng cửa mất 101,78 điểm, tương đương 0,41%, về 24.474,12 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 0,8% và kết thúc phiên giao dịch với 2.948,51 điểm trong khi chỉ số Nasdaq Composite trượt sâu nhất với gần 1% còn 9.284,88 điểm.
Thị trường tiền tệ ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác giảm từ mốc 100 xuống 99,417. Đồng yên Nhật Bản sáng nay lên giá và quy đổi 107,63 JPY/USD còn đô la Australia suy yếu về mức 1 AUD/0,6568 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay đi xuống, với giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 0,44% lên 36,22 USD/thùng còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ nhích giá 0,15% lên 33,97 USD/thùng.

-
Trở ngại đưa chuỗi cung ứng trở lại nước Mỹ -
IMF cảnh báo số người di cư và tị nạn chạm mức 3,7% dân số toàn cầu -
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 -
IMF đồng ý cấp khoản tín dụng mới trị giá 20 tỷ USD cho Argentina -
EU nới lỏng việc thực thi mục tiêu lấp đầy kho dự trữ khí đốt trước mùa Đông -
Trung Quốc áp thuế bổ sung 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ -
Phản ứng của các bên về quyết định hoãn thuế của Mỹ
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép