Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Chứng khoán châu Á lao dốc trước nguy cơ hoãn Brexit
Lê Quân (CNBC) - 23/10/2019 19:01
 
Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn ở châu Á đã quay đầu giảm điểm trong phiên 23/10 sau thông tin Brexit có nguy cơ hoãn thêm lần nữa.
Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của thị trường châu Á đều quay đầu giảm điểm trong phiên 23/10 sau thông tin Brexit có nguy cơ hoãn thêm lần nữa.
Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn ở châu Á quay đầu giảm điểm trong phiên 23/10 sau thông tin Brexit có nguy cơ hoãn thêm lần nữa

Chứng khoán Trung Quốc đồng loạt “đỏ sàn” khi chỉ số Shanghai Composite mất 0,43% còn 2.941,62 điểm, còn Shenzhen Composite giảm 0,79% và chốt phiên ở mức 1.618,40. Trên sàn Hong Kong, chỉ số Hang Hang trượt 0,84%.

Chỉ số ASX 200 đi ngang và kết thúc ngày giao dịch ở mức 6,673.10 điểm. Thị trường Nhật Bản tăng điểm khi mở cửa trở lại sau nghỉ lễ đăng quang Nhật hoàng, với chỉ số Nikkei 225 tăng 0,34% và đóng cửa ở mức 22.625,38. Cổ phiếu của tập đoàn Softbank mất 2,51% do gã khổng lồ công nghệ này ra giá cho thỏa thuận nắm quyền WeWork.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã giảm 0,39% xuống còn 2.080,62 điểm sau thông tin LG Display - nhà cung cấp lớn của gã khổng lồ Apple - báo lỗ sâu hơn dự báo trong quý 3/2019. LG Display báo lỗ 437 tỷ won (372,7 triệu USD) do màn hình LCD rớt giá - bức tranh kinh doanh hoàn tài trái ngược so với cùng kỳ năm trước khi hãng này báo lã 140 tỷ won. Trước khi công bố báo cáo kinh doanh, cổ phiếu của LG Display đã lao dốc 2,07%.

Thông tin đáng chú ý khác trên sàn Hàn Quốc là báo cáo lợi nhuận quý 3 của công ty dược phẩm sinh học Samsung Biologics. Trong quý 3, lợi nhuận Samsung Biologics tăng vọt 124,7% lên 23,6 tỷ won (20,13 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Cổ phiếu của Samsung Biologics chốt phiên tăng 8,28% trong bối cảnh nhà sản xuất thuốc Biogen tại Mỹ có thể đặt Samsung Biologics sản xuất thuốc điều trị bệnh Alzheimer.

Tổng quan lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) mất 0,49%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm nay hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á có thể chậm thấp hơn dự kiến. Kinh tế châu Á có thể tăng vừa phải ở mức 5% năm 2019 và 5,1% năm 2020, lần lượt thấp hơn 0,4% và 0,3% so với dự báo hồi tháng 4.

Sau những cú nhích nhẹ vừa qua, đồng bảng Anh đêm qua bị “dội gáo nước lạnh” bởi Brexit. Các nhà làm luật ở Anh đã bỏ phiếu từ chối thời gian xem xét các văn bản pháp lý liên quan đến việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit). Điều này có nghĩa Anh gần như chắc chắn sẽ không rời EU vào ngày 31/10 như dự kiến trước đó và EU có thể sẽ cho phép gia hạn Brexit để ngăn chặn thực hiện Brexit không có thỏa thuận.

Sau “gáo nước lạnh”, đồng bảng Anh trượt giá 0,1% so với đô la Mỹ và giao dịch ở mức 1 GBP đổi 1,2881 USD.

Chứng khoán Mỹ đêm qua cũng lao dốc sau khi các công ty công bố báo cáo lợi nhuận. Hơn 19% công ty trong rổ S&P 500 đã báo cáo kết quả hoạt động quý 3, trong đó, kết quả kinh doanh của gần 80% số doanh nghiệp này gây thất vọng.

Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt từ mốc gần 97,60 về mức 97,54. Đồng yên Nhật Bản lên giá mạnh và giao dịch ở mức 108,36 JPY “ăn” 1 USD. Đô la Australia trao tay ở mức 1 AUD đổi 0,6844 USD.

Giá dầu tăng cao sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh đang xem xét tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Dầu thô Brent đầu phiên tăng giá 1% lên mức 59,59 USD/thùng, còn dầu thô WTI của Mỹ lên giá 1,6% đạt 54,16 USD/thùng. Cuối giờ chiều nay (giờ châu Á), giá dầu thô Brent giảm 0,49% còn 59,41 USD và dầu thô WTI của Mỹ trượt giá 0,70% còn 54,10 USD.

Nối gót phố Wall, chứng khoán châu Á bật tăng
Chứng khoán châu Á đồng loạt “xanh sàn” phiên 22/10 nhờ tâm lý thị trường được cải thiện sau những dấu hiệu tốt về đàm phán thương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư