-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
VN-Index dè dặt đi lên, khối ngoại lần đầu mua ròng sau chuỗi tuần miệt mài bán
Tiếp đà giao dịch tiêu cực tuần liên trước, thị trường chứng khoán Việt Nam mở đầu tuần mới bằng một cú rơi sâu phiên thứ Hai. Tuy nhiên, cũng nẩy lên rất nhanh, ba chỉ số chứng khoán đồng loạt lấy lại điểm số đã mất.
VN-Index đóng cửa tuần thứ hai của tháng 12 ở mức 1.463,54 điểm, tăng 20,22 điểm (+1,4%) so với cuối tuần trước. Chỉ số sàn HoSE chỉ còn thấp hơn 15 điểm so với ngày 30/11. HNX-Index tăng 1,48 điểm (+0,33%) lên 450,75 điểm. Riêng UPCoM-Index vẫn giảm nhẹ so với tuần trước, xuống 111,81 điểm.
Cổ phiếu Vingroup điều chỉnh sau tuần tăng mạnh lên trước và là cổ phiếu “ghìm chân” VN-Index tuần này. Cú rơi 3,6% phiên thứ Sáu kéo cổ phiếu giảm 2,27% trong cả tuần. Tuy nhiên, nhờ đợt tăng mạnh hồi cuối tháng 11, Vingroup vẫn đang giữ vững vị trí ngôi vương vốn hoá thị trường. Dòng cổ phiếu thép cũng có một tuần giao dịch tiêu cực. Hai ông lớn Hoà Phát và Hoa Sen có 4/5 phiên giảm, riêng HSG còn giảm kịch sàn phiên đầu tuần. Giá thép thế giới vẫn đang ở vùng thấp nhất trong 10 tháng trở lại đây. Nhu cầu của Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn từ cả ngành xây dựng và các nhà sản xuất ô tô trong bối cảnh thiếu chip và thị trường bất động sản đang căng thẳng. Evergrande cùng hai công ty con đã bị Fitch Ratings hạ xếp hạng từ “C” xuống “RD - Restricted Default, mức cho thấy bên vay rơi vào tình trạng vỡ nợ không thể thay đổi được đối với một trái phiếu, khoản vay hay nghĩa vụ tài chính khác nhưng chưa nộp hồ sơ phá sản hay chấm dứt hoạt động.
Đóng góp đáng kể cho sự hồi phục của VN-Index là cổ phiếu hai ông lớn ngân hàng gồm Vietcombank và BIDV ghi nhận sự bứt phá ở những phiên cuối. Hai nhà băng này cho biết kế hoạch chia cổ tức được thông qua, tương đương gồm khoảng hơn 2 tỷ cổ phiếu BID và VCB sẽ được tung ra thị trường năm tới. Cụ thể, Vietcombank sẽ chia cổ tức tiền mặt năm 2020, tỷ lệ 12% và phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6%. BIDV sẽ phát hành tối đa gần 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25,77%. Thời gian phát hành là trong năm 2021-2022.
TPB cũng giao dịch tích cực và đóng góp đáng kể vào điểm tăng tuần này. Tuy nhiên, dòng ngân hàng không đồng thuận tăng mà có sự phân hoá đáng kể. Trên sàn HNX, BAB và NVB đều nằm trong top cổ phiếu tác động tiêu cực đến thị trường.
Điểm đáng chú ý là thanh khoản sụt giảm mạnh trong những phiên hồi phục của thị trường. Dù đã nhích lên trong phiên thứ Sáu vừa qua, giá trị giao dịch bình quân trên HoSE chỉ đạt 23.442,54 tỷ/phiên, giảm 21,05% so với tuần trước. Tương tự, giao dịch trên sàn HNX cũng gỉam hơn 19,6%.
Thanh khoản co hẹp ở những phiên hồi phục giữa tuần |
Nhà đầu tư nước ngoài lại tỏ ra khá hào hứng khi trở lại mua ròng. Sau 5 tuần liên tiếp bán ròng trên HoSE và 11 tuần trên HNX, khối ngoại đã trở lại giải ngân ròng 353 tỷ đồng trên ba sàn. Tuy nhiên, động thái quay trở lại này vẫn rất dè dặt, không đáng kể so với còn số hơn 3.300 tỷ đồng bán ròng tuần liền trước.
Theo thống kê của Fiingroup về giao dịch trên sàn HoSE, khối ngoại và các nhà đầu tư cá nhân là các bên giải ngân ròng trong tuần này với mức mua ròng lần lượt là 316 tỷ đồng và 204 tỷ đồng. Trong khi đó, tổ chức trong nước tiếp tục bán hơn 390 tỷ đồng. Khối tự doanh chuyển từ trạng thái mua ròng tuần trước sang bán ròng 130 tỷ đồng.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ra mắt
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam(VNX) chính thức ra mắt ngày 11/12 |
Cuối tuần này, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam(VNX) đã chính thức ra mắt. Đây là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Các công ty con trực thuộc VNX gồm Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).
Sự ra đời của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy sự phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường, từ đó tăng quy mô thị trường, hội tụ đủ tiêu chuẩn để hội nhập và liên kết quốc tế, thu hút tốt hơn dòng vốn trong và ngoài nước.
Tại Lễ ra mắt, Phó thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn thị trường chứng khoán tiếp tục phát huy thành tích, phấn đấu, nỗ lực cao hơn nữa, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhìn thẳng vào các hạn chế yếu kém để thay đổi tư duy cách nghĩ cách làm, phải làm tốt hơn để thị trường lành mạnh hơn, chất lượng hơn.
Phó thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban chứng khoán, VNX phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương, các doanh nghiệp niêm yết, các tổ chức, cá nhân đầu tư tổ chức đánh giá, rà soát chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường công tác quản lý giám sát, đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán, tập trung cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán, hiện đại hoá hạ tầng công nghệ. Cùng đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng nhấn mạnh thị trường chứng khoán Việt Nam cần chủ động hội nhập, tiếp tục áp dụng chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế và triển khai các giải pháp để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.
Mạnh tay quản lý giám sát, UBCKNN tiếp tục ban hành “mưa” lệnh xử phạt
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tiếp tục công bố nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
UBCKNN cho biết đang phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an để xem xét xử lý vụ việc tại VsetGroup sau khi xử phạt hành chính 600 triệu đồng hồi cuối tháng 11 do chào bán trái phiếu ra công chúng nhưng không nộp hồ sơ đăng ký.
VsetGroup báo cáo đã ký hơn 670 hợp đồng mua bán trái phiếu từ 01/01/2020 đến 27/10/2021, với tổng giá trị hơn 200 tỷ đồng. Số tiền trên được báo cáo để tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng không cung cấp được hồ sơ, tài liệu liên quan đến sử dụng số tiền thu được từ chào bán trái phiếu. Công ty không theo dõi, hạch toán, trình bày trên Báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2020 và Báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2021 đối với các khoản tiền thu được từ chào bán trái phiếu, trả lãi vay trái phiếu, trả gốc vay trái phiếu đến hạn. Thậm chí, các khoản tiền thu được từ chào bán trái phiếu được các cá nhân rút ra khỏi tài khoản của Công ty và không được nhập quỹ đầy đủ, không được theo dõi trên sổ sách kế toán. Kết quả kiểm tra cho thấy hoạt động chào bán trái phiếu của VsetGroup có dấu hiệu bất thường, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư.
UBCKNN cũng phạt 600 triệu đồng với APEC Group cũng do chào bán trái phiếu nhưng không nộp hồ sơ đăng ký theo quyết định hôm 6/12. Tập đoàn Apec Group chào bán trái phiếu Happybond.H.20.25.001 với trị giá 8,1 tỷ đồng trong năm 2020 và các trái phiếu khác với tổng giá trị 499,707 tỷ đồng trong giai đoạn từ 18/01/2021 đến 06/8/2021 ra công chúng thông qua phương tiện thông tin đại chúng và cho các nhà đầu tư không xác định nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với UBCKNN.
Ngoài mức phạt hành chính, UBCKNN buộc công ty thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Tập đoàn Tiến Bộ (TTB) và Công ty Hoàng Hạc cùng bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn các báo cáo. Tập đoàn Tiến Bộ công bố thông tin không đúng thời hạn Báo cáo tiến độ sử dụng vốn thu được cho đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 193,5 tỷ đồng lên 387 tỷ đồng ngày 05/6/2021; Báo cáo tài chính bán niên năm 2019 đã được soát xét; thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành ngày 01/12/2020. Công ty Hoàng Hạc báo cáo UBCKNN không đúng thời hạn các tài liệu như Báo cáo tài chính năm 2019, năm 2020; Báo cáo thường niên năm 2019, năm 2020; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, năm 2021.
Cùng đó, Công ty cổ phần Hoàng Hạc còn phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, tăng vốn từ 78.056.310.000 đồng lên 88.056.310.000 đồng trong năm 2016 nhưng không gửi tài liệu báo cáo phát hành thêm cổ phiếu cho UBCKNN. Công ty Hoàng Hạc phải thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Công ty Quốc tế Holding bị phạt 100 triệu đồng vì không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Cụ thể, công ty không công bố thông tin đối với UBCKNN và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội Báo cáo tài chính quý 4 năm 2020, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 và Báo cáo tài chính năm 2020 đã được kiểm toán; công bố thông tin không đúng thời hạn đối với Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2018, Báo cáo tài chính riêng, hợp nhất quý 1 và quý 4 năm 2019, Báo cáo tài chính riêng, hợp nhất năm 2019 đã được kiểm toán, Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 đã được soát xét.
UBCKKNN ban hành 5 quyết định phạt do không công bố thông tin khi thực hiện giao dịch. Các giao dịch được xét đến phần lớn diễn ra trong giữa năm 2021 (từ tháng 4 đến tháng 7/2021).
Mức phạt nặng nhất tuần này về nội dung trên là công ty Minh Ngọc (100 triệu đồng). Tổ chức này có liên quan đến ông Đồng Tuấn Vũ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Trúc Thôn (mã chứng khoán TRT) đã đăng ký mua 50.000 cổ phiếu TRT từ ngày 15/4/2021 đến ngày 29/4/2021. Theo công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Minh Ngọc được bắt đầu giao dịch từ ngày 19/4/2021. Tuy nhiên, Công ty Minh Ngọc đã mua 50.000 cổ phiếu TRT vào ngày 16/4/2021.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, người có liên quan tới ông Trần Khánh, Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt (mã chứng khoán PVL) số tiền 80 triệu đồng do đã giao dịch cổ phiếu PVL ngoài khoảng thời gian Sở công bố thông tin. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thu Huyền đăng ký bán 500.000 cổ phiếu PVL từ 15/4/2021 đến ngày 14/5/2021 nhưng đã bán 200.600 cổ phiếu PVL từ ngày 13/4/2021.
Ông Trần Văn Dũng - Kế toán trưởng của CTCP khử Trùng Việt Nam (mã chứng khoán VFG) bị phạt 70 triệu đồng do đăng ký giao dịch bán 100.000 cổ phiếu VFG từ ngày 24/5/2021 đến ngày 18/6/2021 nhưng đã thực hiện bán toàn bộ vào ngày 21/5/2021.
Ông Đặng Quốc Hoàng đã không công bố thông tin khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty cổ phần PIV. Ngày 07/5/2021, ông Hoàng đã mua 1.202.800 cổ phiếu PIV làm tăng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 6,94%. Ngày 14/5/2021, nhà đầu tư này đã bán tổng cộng 342.800 cổ phiếu PIV và mua 100 cổ phiếu PIV dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch giảm từ 6,94% xuống còn 4,96% và không còn là cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn của PIV. Đến ngày 08/7/2021, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội chưa nhận được báo cáo thay đổi sở hữu cổ đông lớn của ông Hoàng đối với cổ phiếu PIV.
Bà Huỳnh Thị Huệ, người phục trách quản trị CTCP Phú Tài (PTB) bị phạt số tiền 7,5 triệu đồng do không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch. Cụ thể, bà Huỳnh Thị Huệ đã bán 5.000 cổ phiếu PTB vào ngày 17/6/2021, bán 5.000 cổ phiếu PTB vào ngày 18/6/2021 và bán 5.000 cổ phiếu PTB vào ngày 01/7/2021 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.
Ghế nóng nhiều doanh nghiệp niêm yết đổi chủ
Ngày 7/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Quang Trung người đang giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng (NDN) về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí".
Cùng ngày, HĐQT doanh nghiệp niêm yết này đã thông qua việc miễn nhiệm ông Trung khỏi vị trí trong công ty theo đơn từ nhiệm với lý do sức khoẻ.
Từ ngày 8/12/2021, ông Nguyễn Quang Minh Khoa - con trai của ông trung vào vị trí Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT được bầu giữ vị trí này. Ba ngày sau khi nhận lệnh khởi tố bắt giam đối với CEO, công ty đã phát đi công văn giải trình liên quan đến vụ việc. Trong đó, công ty cho biết việc Cơ quan Công an TP. Đà Nẵng khởi tố cựu ông Nguyễn Quang Trung liên quan đến các vấn đề từ trước năm 2010 (trước khi cổ phần hóa). Tháng 8/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Đà Nẵng đã nhận được kiến nghị khởi tố kèm hồ sơ của Thanh tra về sai phạm của ông Trung trong việc quản lý tài sản công tại NDN. Qua điều tra, bước đầu cơ quan công an xác định ông Trung đã có hàng loạt sai phạm trong việc quản lý 7 công sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Lãnh đạo vướng vòng lao lý, cổ phiếu NDN đã rơi sâu 8,2% trong phiên 8/12 và trước đó cũng giảm mạnh ở phiên 6/12 (7,6%) và 3/12 (6,2%).
Cũng ngày 7/12, bà Thái Thị Hồng Yến, Bí thư Đảng uỷ, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bột giặt NET (NET) đã có đơn từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc. Thời điểm hiệu lực từ ngày 1/1/2022 hoặc ngày 17/1/2022 tuỳ thuộc vào sự sắp xếp nhân sự thay thế của HĐQT công ty. Trước khi nắm giữ vị trí Tổng giám đốc, bà Yến có 22 năm trải qua nhiều vị trí tại các phòng ban thuộc NETCO như phòng bán hàng, phòng tổ chức, phòng thương mại,… Quyết định rời chiếc ghế CEO được bà Hồng Yến đưa ra sau gần 2 năm NETco có những biến động lớn về cơ cấu cổ đông. Từ tháng 2/2020, sau khi mua lại cổ phần từ Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Công ty TNHH Masan HPC sở hữu hơn 11,7 triệu cổ phiếu NET và là cổ đông lớn nhất khi nắm 52,25% vốn.Cổ đông lớn thứ hai là Vinachem sở hữ 36% vốn.
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả