
-
Trả cổ tức cao khiến lượng tiền mặt của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 suy giảm
-
Vốn hoá Vingroup leo top 3, VN-Index tăng hơn 10 điểm sau 4 phiên giảm
-
Home Credit Việt Nam công bố báo cáo tài chính 2024 lãi 1.291 tỷ đồng
-
VN-Index giảm gần 11 điểm trong phiên chốt NAV quý I/2025
-
Agriseco chốt trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 6% -
Nâng hiệu quả quản lý và sử dụng ngân quỹ nhà nước
Ba năm chuyển mình từ cổ phiếu buộc huỷ niêm yết
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong. Hiện Chứng khoán Tiên Phong đang giao dịch trên sàn UPCoM với mã chứng khoán ORS. Hồ sơ đăng ký đã được chuyển đến HoSE ngày 12/8 và cần chờ sự phê duyệt hoặc yêu cầu bổ sung của HoSE.
Giá cổ phiếu ORS tăng hơn 14% trong hai phiên gần đây và tạm đóng cửa phiên sáng ở mức 27.600 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hoá thị trường xấp xỉ 5.180 tỷ đồng.
Thương vụ đổi chủ thay tên cách đây ba năm là bước ngoặt đối với ORS. Ở thời điểm đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đình chỉ hoạt động tự doanh chứng khoán của ORS khi ý kiến của kiểm toán viên cho biết vốn chủ sở hữu của công ty chỉ còn hơn 58 tỷ đồng, chỉ bằng 42% vốn pháp định yêu cầu (135 tỷ đồng). ORS bị buộc hủy niêm yết trên HNX và chuyển xuống giao dịch trên sàn UPCoM.
Từ CTCP Chứng khoán Phương Đông với mức vốn điều lệ chỉ 240 tỷ đồng, công ty này đã qua 4 lần tăng vốn đã nâng mức vốn hiện tại gấp 8,3 lần. Gần nhất, vào cuối tháng 7/2021, Chứng khoán Tiên Phong vừa hoàn tất đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng gấp đôi vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tương tự như nhiều đợt phát hành của các công ty chứng khoán trên sàn gần đây, cổ đông hiện hữu của Chứng khoán Tiên Phong đã mua vào cổ phiếu mới với tỷ lệ cao, lên tới 99,12%. Gần 877.300 cổ phiếu chưa chào bán hết đã được bán tiếp cho các nhà đầu tư với giá 11.000 đồng/cổ phiếu và chịu hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Hai cổ đông tổ chức của Chứng khoán Tiên Phong ở thời điểm hiện tại là Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank (hơn 9% vốn) và Công ty TNHH Đầu tư TP Việt Nam (gần 3,75% vốn). Cả hai tổ chức này đều liên quan đến ông Đỗ Anh Tú, người giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Tiên Phong, đồng thời, cũng đang đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐQT của TPBank.
Mảng tư vấn tài chính mang về nguồn thu lớn, “hụt” mua đất vàng làm trụ sở
Nửa đầu năm 2021, Chứng khoán Tiên Phong báo lãi ròng hơn 150 tỷ đồng, gấp 3,94 lần so với cùng kỳ. Hoạt động môi giới chứng khoán của công ty vẫn còn khá khiêm tốn khi doanh thu từ mảng này đạt 34,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Tuy vậy, Chứng khoán Tiên Phong lại có nguồn thu chính đến từ mảng tư vấn tài chính. Doanh thu hoạt động này đạt 303,4 tỷ đồng, gấp 2,2 lần nửa đầu năm 2020 và chiếm 56% tổng doanh thu trong kỳ.
Cùng đó, công ty chứng khoán này còn thu ròng khoảng 10 tỷ đồng liên quan đến hoạt động tự doanh. Chứng khoán Tiên Phong lãi 109 tỷ đồng từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ gồm 72,3 tỷ đồng lãi từ bán các tài sản tài chính, gần 34 tỷ đồng cổ tức/ tiền lãi phát sinh từ các tài sản tài chính này và 2,6 tỷ đồng chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản. Tuy nhiên, lỗ từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ cũng khá cao (99,6 tỷ đồng), riêng lỗ bán tài sản tài chính đã hơn 86 tỷ đồng.
Đến cuối quý II, giá trị các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ đã lên tới 1.580 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần đầu năm. Trong đó, hơn 370 tỷ đồng đã được công ty giải ngân mua cổ phiếu, nhiều nhất là góp vốn vào một công ty chưa niêm yết ngành bất động sản (CTCP Phát triển Bất động sản C30 Tân Bình (140 tỷ đồng). Còn lại, Chứng khoán Tiên Phong đầu tư mua trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.
Số tiền đầu tư vào tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ tương đương 45% tổng tài sản (3.532 tỷ đồng). Quy mô tài sản đã tăng gần 61% chỉ sau nửa đầu năm. Trước khi vốn chủ sở hữu tăng nhanh nhờ đợt phát hành cổ phiếu gần đây, công ty chứng khoán này còn huy động thêm 1.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Tại thời điểm 30/6, các khoản nợ phải trả chiếm 68,5% nguồn vốn. Với đợt phát hành vừa hoàn tất hồi tháng 7 vừa qua nhiều khả năng sẽ giúp tỷ lệ này hạ xuống đáng kể.
Trong quý II/2021, một biến động đáng chú ý trong cơ cấu tài sản của Chứng khoán Tiên Phong là việc công ty này không còn ghi nhận khoản tiền trả trước với CTCP Sài Gòn Thủ Thiêm (SGTT). Trước đó, khoản tiền 500 tỷ đồng đã được sử dụng để đặt cọc mua khu đất 42-44 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM với mục đích làm trụ sở với tổng giá trị giao dịch dự kiến là 650 tỷ đồng. Thương vụ này đã không thể thực hiện thành công.
-
Trả cổ tức cao khiến lượng tiền mặt của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 suy giảm
-
Vốn hoá Vingroup leo top 3, VN-Index tăng hơn 10 điểm sau 4 phiên giảm
-
Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
Home Credit Việt Nam công bố báo cáo tài chính 2024 lãi 1.291 tỷ đồng
-
VN-Index giảm gần 11 điểm trong phiên chốt NAV quý I/2025 -
Agriseco chốt trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 6% -
Góc nhìn TTCK tuần 31/3-4/4: Áp lực cơ cấu danh mục chờ kết quả kinh doanh quý I -
Nâng hiệu quả quản lý và sử dụng ngân quỹ nhà nước -
Quỹ ngoại “mắc kẹt” ở Clever Group -
Chứng khoán BIDV (BSC) muốn tăng vốn lên gần 2.500 tỷ -
VN-Index giảm hơn 6 điểm trong phiên 28/3
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics