-
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm -
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump
Giới đầu tư châu Á đang trông đợi vào các cuộc đàm phán gói kích thích kinh tế của Mỹ. Ảnh: Shutterstock |
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục hôm nay 3/12 diễn biến trái chiều với chỉ số Shanghai Composite trượt 0,1% trong khi Shenzhen Component tăng 0,149%. Sắc xanh ở lại trên thị trường Hong Kong khi chỉ số Hang Seng đạt mức tăng khiêm tốn 0,56%.
Theo kết quả khảo sát được công bố sáng 3/12, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Markit trong lĩnh vực dịch vụ tháng 11 của Trung Quốc tăng lên 57,8 điểm, từ mức 56,8 trong tháng 10. Chỉ số PMI trên 50 điểm cho thấy ngành/lĩnh vực được khảo sát ghi nhận tăng trưởng và ngược lại.
Trước đó, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đầu tuần này công bố chỉ số PMI chính thức trong lĩnh vực phi sản xuất tháng 11 đạt 56,4, tăng nhẹ so với 56,2 điểm trước đó.
Các thị trường chứng khoán lớn ở châu Á - Thái Bình Dương hôm nay khá im ắng. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 diễn biến đi ngang trong chỉ số Topix nhích nhẹ 0,14%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,18% dù thị trường này mở cửa muộn hơn 1 giờ đồng hồ so với thường lệ do Hàn Quốc diễn ra Kỳ thi đánh giá học sinh xét tuyển đầu vào đại học.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0,38%. Theo Cục Thống kê Australia, cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ của nước này đạt thặng dư 7,456 tỷ đô la Australia (tương đương khoảng 5,52 tỷ USD), cao hơn mức thặng dư 5,8 tỷ đô la Australia được dự báo trong một cuộc thăm dò trước đó của Reuters.
Tính chung lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ) Nhật Bản vẫn nhích lên 0,31%.
Giới đầu tư đang theo sát diễn biến các cuộc đàm phán gói kích thích kinh tế của Mỹ trong bối cảnh quốc gia này ghi nhận 100.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị ở các bệnh viện trên toàn quốc, còn các nhà lập pháp đang chạy đua để thông qua thêm gói kích thích kinh tế thời Covid-19 trước khi năm 2020 khép lại.
Chứng khoán Mỹ đêm qua cũng diễn biến trái chiều. Chỉ số S&P 500 nhích thêm 0,2% và đóng cửa tăng tăng điểm kỷ lục thứ hai liên tiếp lên 3.669,01 điểm. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 59,87 điểm lên 29.883,79 điểm, trong khi Nasdaq Composite trượt 0,1% xuống 12.349,37 điểm.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tiếp tục sụt giảm về 91,035, từ mức 91,6. Đồng yên Nhật Bản trượt giá nhẹ và quy đổi 104,44 JPY/USD; trái lại đô la Australia mạnh lên và trao tay 1 AUD "ăn" 0,7403 USD, so với mức 1 AUD/0,738 USD thiết lập hôm qua.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay ngụp lặn. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm nhẹ về 48,21 USD/thùng, còn giá dầu thô giao sau của Mỹ trượt 0,38% xuống 45,11 USD/thùng.
-
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm -
EU gom mua LNG của Nga với khối lượng kỷ lục -
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Châu Á gặp thách thức lớn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?