
-
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ cải thiện trong tháng 5
-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
![]() |
Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,32% trong ngày giao dịch 9/6. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Trung Quốc đại lục hôm nay đóng cửa "xanh sàn" với chỉ số Shanghai Composite tăng 0,32% lên 3.591,40 điểm còn chỉ số Shenzhen Component nhích nhẹ lên 14.718,40 điểm. Trái lại, thị trường Hong Kong "đỏ sàn" khi chỉ số Hang Seng trượt 0,1%, tính đến giờ giao dịch cuối ngày.
Số liệu chính thức được Trung Quốc công bố hôm nay cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này trong tháng 5 tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 8,5% mà các chuyên gia ước tính trong cuộc thăm dò gần đây của Reuters. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Trung Quốc tăng 1,3%, thấp hơn mức tăng 1,6% được dự báo.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa giảm 0,35% xuống 28.860,80 điểm, còn chỉ số Topix rớt 0,28% xuống 1.957,14 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc để mất gần 1% còn 3.216,18 điểm, còn chỉ số S&P/ASX 200 tại Australia cũng giảm 0,31% xuống 7.270,20 điểm. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,29%.
Ngân hàng Thế giới hôm 8/6 đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lên 5,6%, cao hơn so với mức tăng 4% dự báo hồi tháng 1. Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí cùng ngày, Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng sản lượng toàn cầu tính đến cuối năm nay sẽ vẫn thấp hơn khoảng 2% so với dự báo trước đại dịch, bất luận hoạt động kinh tế đã dần phục hồi.
Chứng khoán Mỹ đêm qua khá im ắng. Chỉ số S&P 500 không ghi nhận biến động lớn và đóng cửa ở mức 4.227,26 điểm. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 30,42 điểm xuống 34.599,82, trong khi chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,31% lên 13.924,91 điểm.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng lên 90,084, so với mức dao động 90 trước đó. Đồng yên Nhật suy yếu và giao dịch ở mức 109,40 JPY/USD, so với mức 109,2 JPY/USD hồi đầu tuần. Trái lại, đồng đô la Australia nhích giá và trao tay 1 AUD đổi 0,7752 USD, từ mức 1 AUD/0,773 USD.
Giá dầu giao dịch theo giờ châu Á chiều nay đi lên. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 0,44% lên 72,54 USD/thùng, còn giá dầu thô giao sau của Mỹ tăng cùng nhịp 0,47% lên 70,38 USD/thùng.

-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên -
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số