Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chung tay phát triển nguồn nhân lực ngành điện
Đăng Nguyên - 06/02/2018 14:47
 
Dự báo đến năm 2035, nhu cầu năng lượng tăng mạnh gấp gần 2,5 lần so với năm 2015, nhu cầu điện dự kiến sẽ tăng bình quân gần 8%/năm cho đến năm 2035, hứa hẹn thị trường lao động trong ngành điện, năng lượng sẽ ngày càng sôi động trong những năm tới.

Nhu cầu tăng, nhân lực thiếu

Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2017 (hợp tác giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Năng lượng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường Đan Mạch) công bố tháng 9/2017 đưa ra dự báo khá quan trọng.

Theo đó, nhu cầu năng lượng tăng mạnh, dự báo đến năm 2035 tổng nhu cầu tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2015. Nhu cầu điện dự kiến sẽ tăng bình quân gần 8%/năm cho đến năm 2035. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, thị trường lao động trong ngành điện, năng lượng hứa hẹn sẽ ngày càng sôi động.

Theo một báo cáo khác của VietnamWorks, nhu cầu tuyển dụng ngành điện – điện tử tăng đến 45% so với năm 2016.

Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng vừa đưa ra bảng phân tích thị trường lao động năm 2017 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2018. Theo đó, năm 2018 dự kiến TP.HCM có nhu cầu 300.000 chỗ làm việc, tăng bình quân 5% so với năm 2017, trong đó có 130.000 chỗ làm việc mới, tăng 4% so với năm 2017. Trong đó, ngành điện – điện tử là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, cần một đội ngũ nhân lực kỹ thuật cao, lành nghề. Nhưng hiện tại, người làm nghề lại ít được đào tạo. Đây là thực trạng phổ biến trên thị trường lao động, khi nhân lực chất lượng cao lại thiếu thốn.

Theo số liệu từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay tại Việt Nam, mỗi năm có 1,4 triệu kỹ sư tham gia vào lực lượng lao động, nhưng chỉ 15% trong số đó được đào tạo nghề chính quy.

Doanh nghiệp chung tay cùng phát triển nguồn nhân lực ngành điện

Trước tình hình này, ngoài các trường đại học, cao đẳng, chính doanh nghiệp cũng đã tự mình tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực để bổ sung cho nguồn nhân lực của mình. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đang mở rộng đào tạo nhân lực tại Trường Đại học Điện lực và Cao đẳng Điện lực.

Tại TP.HCM, theo lãnh đạo Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Quỹ Schneider Foundation phối hợp cùng Quỹ đầu tư DEG, tổ chức phi chính phủ quốc tế ASSIST và Schneider Electric Việt Nam đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng thực hành dự án “Đào tạo điện” tại trường này từ cuối năm 2017.

Thuộc chương trình “Đào Tạo Điện – Khởi nguồn cho Tương lai Xanh”, phòng thực hành ra đời nhằm tập trung phát triển vào mảng đào tạo nghề và công nghệ trong ngành điện, quản lý năng lượng và kinh doanh bền vững, đáp ứng nhu cầu bức thiết trong đào tạo nhân sự ngành điện hiện nay.

Các học viên được sự hướng dẫn của giảng viên người Pháp, theo chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế được Schneider Electric hỗ trợ.
Các học viên được hướng dẫn bởi  giảng viên người Pháp, theo chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế do Schneider Electric hỗ trợ.

Sau một năm đưa vào hoạt động, chương trình không chỉ đào tạo nghề cho học viên của trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, mà còn hoàn tất nhiều khoá tập huấn cập nhật công nghệ và nâng cao chất lượng giảng dạy cho giảng viên và công nhân viên các doanh nghiệp khác có nhu cầu đào tạo nguồn nhân sự.

Chương trình đào tạo được hỗ trợ bởi Schneider Electric với sự tham gia của giảng viên và giáo trình chuẩn từ Pháp, đảm bảo chất lượng giảng dạy theo đúng quy chuẩn quốc tế, giúp các sinh viên theo học có thêm nhiều lợi thế khi tìm đến các cơ hội nghề nghiệp ở những công ty nước ngoài.

Ông Tấn Định, Đại diện Công ty Dây cáp điện Daphaco, một trong các doanh nghiệp tin tưởng cử công nhân viên tham dự chương trình đào tạo cho biết: “Chúng tôi đã cử 8 lao động theo học chương trình đào tạo, với mong muốn nâng cao tay nghề cho các bạn, đồng thời giúp các bạn tiếp cận với các quy trình, thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những gì mà Daphaco nhận lại được sau chương trình rất ấn tượng. Từ phía người sử dụng lao động, chúng tôi mong muốn sẽ có nhiều khóa học tương tự, nhằm cải thiện chất lượng nhân lực ngành điện vốn đang rất thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn cao.”

Ông Yoon Young Kim, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam, Myanmar và Campuchia, cho biết: “Là tập đoàn tiên phong trong chương trình số hóa quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric luôn nỗ lực để mang đến các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao ngành điện hiện nay có thể dẫn đến các vấn đề về sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả và kém an toàn. Đây là lý do để chúng tôi và các đối tác có cùng tầm nhìn cùng chung tay cho nỗ lực chung là đào tạo ra một đội ngũ tốt ngành này, tạo ra sự khác biệt so với trước đây.”.

Ngồi nhà vẫn đăng ký được 20 loại dịch vụ của ngành điện
Hôm nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố ”Cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến” - đánh dấu bước tiến lớn trong dịch vụ kinh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư