
-
"Đại tiệc" pháo hoa đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Sau đại lễ, người dân lại nô nức xem diễu hành kỵ binh, bắn pháo hoa, biểu diễn 3D
-
Tình quân dân trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam
-
Những hình ảnh hoành tráng, hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long -
Những bóng hồng tại Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Động lực thôi thúc con trai người Anh hùng
Ông Trần Vũ Bình, con trai Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, còn gọi là Mai Hồng Quế, bí danh Năm U.Som, một điệp viên, huyền thoại của Biệt động Sài Gòn chia sẻ: “Cha tôi và các cô chú biệt động đã gian khổ hy sinh xương máu cho đất nước mà không màng được báo đáp, danh lợi... Chiến tranh đã lùi xa 50 năm, nhưng đến nay có những sự hy sinh còn chưa được công nhận...”.
![]() |
Ngày 31/1/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Di tích Hầm chứa vũ khí bí mật của Biệt Động Sài Gòn tại 287 - 70 nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP.HCM. |
Đây chính là những động lực thôi thúc mãnh liệt ông cùng gia đình, không tiếc công sức, tiền của tìm kiếm, sưu tầm, phục dựng chuỗi di tích Biệt động Sài Gòn, xây dựng tour du lịch và chuỗi cà phê Biệt động Sài Gòn để thế hệ trẻ biết được họ đã sống, chiến đấu và hy sinh như thế nào, từ đó trân quý giá trị của nền hòa bình, độc lập hôm nay.
Sau khi anh hùng Trần Văn Lai mất, từ những thùng tư liệu của cha, ông Trần Vũ Bình phát hiện ngoài các căn nhà là cơ sở của lực lượng Biệt động hoạt động trong chiến tranh mà cha đã kể, còn rất nhiều căn nhà khác nằm ngay trong nội thành Sài Gòn, được ông Lai mua để phục vụ các nhiệm vụ cách mạng giao phó. Tại những căn nhà đó, ông Lai đều xây dựng hầm ngầm, hầm nổi, lối ra vào bí mật… để cho cán bộ từ căn cứ vào trú ém, hội họp, chuẩn bị chiến đấu và cất giấu vũ khí, tài liệu.
![]() |
Huyền thoại Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai trên căn hầm bí mật trong ngày giải phóng Sài Gòn 30/4/1975. |
Ông Bình cho biết quá trình sưu tầm, tìm kiếm không hề dễ dàng. Đặc biệt, không chỉ tìm kiếm, thu thập các di tích lịch sử, hiện vật chiến tranh, mà còn là việc tìm kiếm những nhân chứng sống, những người đã trực tiếp tham gia chiến đấu, tham gia phục vụ, bảo đảm chiến đấu. Thậm chí nhiều người đã hy sinh mà chưa tìm thấy thi thể, chưa biết tên tuổi, năm sinh, quê quán, hay nhiều cán bộ chiến sỹ biệt động vẫn đang sống trong cảnh lặng lẽ, kín đáo.
Mỗi câu chuyện, mỗi kỷ vật được kể lại không chỉ là góp phần ghép những mảnh rời rạc vào bức tranh toàn cảnh của một lực lượng đặc biệt trong suốt chiều dài lịch sử, mà còn là những giá trị tinh thần vô giá về lý tưởng, lòng dũng cảm và sự hy sinh vô điều kiện của những con người đã sống qua thời kỳ chiến tranh.
Điều ông Bình xúc động nhất là những câu chuyện mà các nhân chứng sống đã chia sẻ cùng những hiện vật lịch sử. “Những câu chuyện mà các cô chú biệt động kể lại đã giúp tôi hiểu rõ hơn về những sự hy sinh thầm lặng của những người lính biệt động và cảm nhận sâu sắc hơn về tinh thần đoàn kết, sự hy sinh và lòng yêu nước của họ”.
![]() |
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM. |
Những di tích lịch sử sống mãi trong lòng dân
Việc tìm kiếm, phục dựng chuỗi di tích lịch sử Biệt động Sài Gòn, bằng tâm sức và tài chính cá nhân, có lẽ là việc hiếm có và duy nhất trên cả nước. Có những di tích, hiện vật, ông Bình cùng gia đình phải đeo đuổi hàng chục năm trời ròng rã chủ nhân mới đồng ý bán lại. Đến nay, bằng nỗ lực của ông Bình và gia đình, nhiều di tích của Biệt động Sài Gòn đã được phục dựng thành chuỗi di tích lịch sử đi vào hoạt động, phục vụ du khách trong và ngoài nước tham quan.
Trước hết là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn phục vụ cuộc tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân năm 1968 tại số nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Nơi đây, ông Trần Văn Lai đào hầm, chứa hơn 2 tấn vũ khí, phục vụ đánh mục tiêu Dinh Độc Lập và chi viện cho nhiều mục tiêu khác.
![]() |
Hầm chứa vũ khí - hầm ém quân số 287-72 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3 |
Đó là Di tích Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn tại 113A Đặng Dung, quận 1, là nơi nuôi giấu cán bộ trao đổi, hội họp, giao nhận thư từ, tài liệu từ chiến khu vào nội thành. Đặc biệt, căn nhà này trước đây sát vách với nhà trung tướng Ngô Quang Trưởng của Việt Nam Cộng hòa mà không hề bị phát hiện.
Đó là Bảo tàng Biệt động Sài Gòn tại 145 Trần Quang Khải, quận 1, trưng bày hiện vật đa dạng của nhiều trận đánh tiêu biểu, đưa đến cho du khách cái nhìn toàn diện về lịch sử hình thành và chiến đấu của Biệt động Sài Gòn suốt từ những năm kháng chiến chống Pháp và đỉnh cao trong kháng chiến chống Mỹ.
Ông Bình và gia đình cũng đã hoàn thành di tích lịch sử Hiệu vàng Phú Xuân - Vĩnh Xuân, một trong những “cái nôi” nuôi giấu, cung cấp tiền vàng, vật chất, thuốc men cho lực lượng biệt động suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hiệu vàng của gia đình liệt sỹ Phạm Thị Chinh, là người vợ đầu của anh hùng Trần Văn Lai. Từ những năm 1950, để chuẩn bị cho những kế hoạch lớn về sau, tổ chức đã sắp xếp cho ông Trần Văn Lai lấy bà Chinh - cháu gái của chủ hiệu vàng Vĩnh Xuân - Phú Xuân. Từ mối lương duyên này, ông Lai đã được gia đình bà Chinh “lót ổ” cho ông vào làm thầu khoán trong Dinh Độc Lập và thầu nhiều công trình của Mỹ. Với vị trí này, ông đã lấy được những thông tin quan trọng, góp phần tạo nên nhiều chiến công hiển hách của Biệt động sài Gòn, nổi bật nhất là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
![]() |
Garage Citroen Dương Văn Đức, số 499.20 Cách mạng tháng Tám, phường 13, quận 10, TP.HCM. |
Đó là Hầm biệt thự số 6-8 Tự Đức, nay là số 8 Nguyễn Thị Huỳnh, là một di tích lịch sử quan trọng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng từ kháng chiến chống Pháp cho đến giai đoạn đầu cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt của vợ chồng ông Trần Văn Lai - Phạm Thị Chinh. Nơi đây là xưởng gia công nội thất phục vụ cho công việc làm thầu khoán Dinh Độc Lập của ông Lai, là nơi bà Chinh bảo lãnh hai nhà cách mạng, tử tù Côn Đảo Phạm Quốc Sắc và Phan Trọng Bình, rồi đưa hai ông ra chiến khu an toàn. Sau khi bảo lãnh hai ông, bà Chinh đã bị địch bắt tra tấn, khiến bà lâm trọng bệnh rồi hy sinh.
Đó là Căn biệt thự số 6-8 Tự Đức. Tưởng nhớ công lao và sự hy sinh vô cùng to lớn của bà Phạm Thị Chinh, ông Trần Vũ Bình cùng gia đình đã dày công theo đuổi ròng rã hàng chục năm trời mới chuộc lại được biệt thự này khi nó đã bị bán qua nhiều chủ. Đến nay đã phục dựng nguyên trạng, trong đó có căn hầm nơi đã nuôi giấu cán bộ cách mạng.
Đó là Garare Biệt động Sài Gòn ở số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám, quận 10. Trong kháng chiến, garage có tên Garage Tự Lực do ông Dương Văn Đức làm chủ, đây chính là nơi che chở cho 7 chiến sỹ đánh vào Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa và Tổng nha cảnh sát trong cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968. Đồng thời, garage còn được giao nhiệm vụ thiết kế thùng xe 2 đáy chứa vũ khí, tài liệu và làm phương tiện phục vụ công tác đảm bảo chiến đấu của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Nơi đây đã tiếp nhận và chuyển giao nhiều vũ khí, súng ống, đạn dược từ căn cứ ở ngoại thành vào, sau đó giao cho ông Trần Văn Lai chở về hầm vũ khí 287/70-72 Nguyễn Đình Chiểu phục vụ cuộc tấn công vào Dinh Độc Lập 1968. Garage còn là nơi liên lạc hợp pháp, canh gác, bảo vệ cán bộ cấp cao của Quân khu Sài Gòn - Gia Định ra vào nội thành hoạt động, và tiếp tế tiền vàng, thuốc tây cho cán bộ ta ở căn cứ.
Để đền đáp phần nào công lao của các chiến sỹ biệt động, ông Bình cùng gia đình đã tổ chức cơ sở Gió Lộng - Biệt động Sài Gòn tại thị trấn Cần Giờ, hết hợp với các tour tham quan chiến khu Rừng Sác, nghĩa trang Liệt sỹ Rừng Sác, Đền thờ các anh hùng Liệt sỹ Rừng Sác, để đưa đón các cán bộ chiến sỹ biệt động thăm chiến trường xưa.
![]() |
Hơn 30 năm qua, anh Trần Vũ Bình , con trai của Anh hùng Trần Văn Lai quyết tâm phục dựng lại các cơ sở, căn hầm bí mật. |
325 gia đình, cơ sở hầm hố bí mật và trú ém quân
Lực lượng Biệt động Sài Gòn được tổ chức đa dạng và hết sức công phu, dựa trên nền tảng quần chúng nhân dân mà giác ngộ, xây dựng "trận địa lòng dân" để chiến đấu và công tác; thực hiện tốt phương châm "ba hóa": hợp pháp hóa, nghề nghiệp hóa, quần chúng hóa, để tổn tại và phát triển ngay trong lòng địch.
Đây là lực lượng thầm lặng, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh mất mát, và đóng vai trò rất quan trọng cho những trận đánh vang dội của Biệt động tại Sài Gòn. Nhiều cơ sở cả gia đình sống trên "kho" vũ khí hàng năm trời như đồng chí Ba Căn, Năm Mộc, Năm Lai, Bảy rau muống…
Một tin vui đặc biệt, cho đến ngày Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với việc tìm kiếm, phục dựng các di tích, ông Trần Vũ Bình cùng gia đình đã tìm kiếm được trọn vẹn 325 gia đình, cơ sở hầm hố bí mật và trú ém quân từ căn cứ vào nội thành chiến đấu. Đây là lực lượng thầm lặng, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh mất mát, và đóng vai trò rất quan trọng cho những trận đánh vang dội của Biệt động tại Sài Gòn, qua hai thời kỳ kháng chiến, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ.

-
Chuỗi di tích lịch sử Biệt động Sài Gòn - viết tiếp chiến công của biệt động anh hùng -
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long -
Clip máy bay Su-30MK2 thả bẫy nhiệt trên bầu trời TP.HCM chào mừng đại lễ -
Những bóng hồng tại Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước -
Khoảnh khắc máy bay trực thăng mang cờ Tổ quốc bay vào trung tâm TP.HCM -
Không khí rộn ràng trên các tuyến đường tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Người dân trắng đêm đợi tới sáng dự Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025