-
Đà Nẵng ban hành nghị quyết về xây dựng Trung tâm tài chính
-
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến cảng số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt
-
Hải Phòng được phong tặng danh hiệu “Thành phố Anh hùng”
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục -
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
Chiều 5/9, tại Hội trường phường Đông Sơn (Tp. Thanh Hóa), gần 200 tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Đông Thành đã có cuộc đối thoại với chính quyền UBND phường Đông Sơn và lãnh đạo Công ty CP Nakama Việt Nam (Nakama) về nội dung chuyển đổi mô hình quản lý chợ Đông Thành.
![]() | ||
Đại diện chủ đầu tư cam kết trước bà con |
Nỗi lo cơm áo…
Tại cuộc đối thoại, hầu hết các ý kiến của của các hộ kinh doanh tiểu thương bức xúc xung quanh việc chưa được rõ về quá trình chuyển đổi mô hình chợ, chính quyền chưa có những thông báo công khai về các chủ chương của các cấp.
Bà con đặc biệt lo lắng về những vấn đề phát sinh sau khi chuyển đổi mô hình quản lý chợ, như chi phí thuê mặt bằng sẽ cao hơn, khó đảm bảo kinh doanh có lãi.
Chị Nguyễn Thị Linh, một tiểu thương kinh doanh tại chợ Đông Thành phản ánh: Do là chợ một chợ nhỏ, lại nằm vùng ở ven của Thành phố Thanh Hóa, nên sức mua ở đây vốn dĩ đã kém.
Từ khi siêu thị Big C, Siêu thị điện máy HC đi vào hoạt động, cùng với chợ Vườn Hoa, chợ đầu mối Rau quả nằm cách đó khoảng chừng một cây số, thì sức mua ở chợ lại càng giảm sút hơn.
“Khi chuyển sang chợ mới, chắc chắn rằng chi phí thuê quầy (ki - ốt) sẽ cao hơn, các cơ quan chức năng và nhà đầu tư cần xem xét tới lợi ích của những tiểu thương chúng tôi”, chị Linh nói.
Cùng chung tâm trạng lo lắng như trên, chị Lê Thị T cho rằng: Từ trước tới nay, việc buôn bán ở chợ nhờ phần lớn số lượng khách hàng là những sinh viên trường Đại học Hồng Đức sống và học tập gần đây.
Hiện tại, trường đã chuyển đến cơ sở II, lượng khách hàng giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, trong phương án đầu tư, phía Nakama có đưa ra việc sẽ xây dựng siêu thị mini nằm chắn phía trước chợ cũng làm bà con băn khoăn.
“Chúng tôi ủng hộ việc nhà đầu tư xây dựng chợ truyền thống khang trang hơn. Nhưng không ủng hộ việc phương án chuyển đổi sẽ biến chợ thành siêu thị", chị T kiến nghị.
Hội trường diễn ra cuộc đối thoại chật kín bà con tiểu thương tham dự |
Chị Lê Thị Dự, một tiểu thương kinh doanh tại chợ gần 20 năm nay nhắc lại những bức xúc: Toàn bộ các ki ốt tại chợ, các hộ tiểu thương đều tự bỏ tiền ra để xây dựng. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi quản lý, gần 200 hộ kinh doanh tiểu thương tại đây chỉ được thông báo kiểm kê, nhận bồi thường qua quýt, kèm theo lời thông báo bằng mồm “đề nghị lên phường nhận tiền trong một, hai ngày tới”.
“Đề nghị lãnh đạo phường giải thích cụ thể, công khai phương án và mức giá đền bù giữa các hộ, tôn trọng quyền lợi của chúng tôi”, chị Dự nói.
Cần cách giải quyết có tình, có lý
Trong suốt cuộc đối thoại, ông Hoàng Thế Tĩnh, Chủ tịch UBND phường Đông Sơn đã giải thích rõ chủ trương chuyển đổi chợ Đông Thành. Đồng thời, ông Nguyễn Đình Thiết, Giám đốc Công ty CP Nakama, đại diện chủ đầu tư cũng đưa ra những cam kết sẽ mang lại giá trị, lợi ích hơn nữa cho bà con tiểu thương.
Theo ông Thiết, khi vận hành, mô hình chợ Đông Thành mới sẽ sử dụng 100% nhân lực từ ban quản lý chợ, ưu tiên đối với các hộ kinh doanh hiện hữu, tăng 40% diện tích các ki ốt so với hiện tại, giữ nguyên giá thuê trong 1 năm (sau khi chuyển sang chợ mới), trong thời gian di chuyển chợ không thu phí,…
Gần 200 tiểu thương chợ Đông Thành băn khoăn với nỗi lo cơm áo khi chợ Đông Thành chuyển đổi mô hình |
Dù vậy, sau cuộc đối thoại, những lo lắng của tiểu thương vẫn chưa dứt. Bà con cho rằng, cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành và có những văn bản chính thức mới đảm bảo rằng những cam kết của đơn vị chủ đầu tư có trọng lượng. Cũng như cần những luận chứng thuyết phục hơn trong phương án xây dựng chợ mới để đảm bảo khi kinh doanh tại đây được thuận lợi.
Điều đáng tiếc là, nếu như trong cuộc đối thoại này, đại diện lãnh đạo Thành phố Thanh Hóa có được một lời giải thích trước nhân dân về sự việc; hay đại diện lãnh đạo UBND phường Đông Sơn Đông Sơn có một lời xin lỗi trước nhân dân về những thiếu sót, sơ suất trong việc thông báo kiểm kê đền bù đã gây ra những bức xúc, thì hẳn là bà con tiểu thương sẽ cảm thông hơn, chia sẻ hơn với chính quyền địa phương.
Mong rằng các cấp, ngành của UBND tỉnh Thanh Hóa, Thành phố Thanh Hóa và chính quyền địa phương nhanh chóng vào cuộc, giải quyết có tình, có lý vụ việc.
Xin thay lời kết bằng câu nói của ông Thiết, Giám đốc Công ty Nakama: “Mối quan hệ lợi ích giữa các tiểu thương và chủ đầu tư là mối quan hệ hữu cơ. Chủ đầu tư cũng chỉ thành công khi các tiểu thương kinh doanh tại đây có sự ủng hộ đối với chủ đầu tư”.
Sĩ Chức

-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025 -
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng -
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn -
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang