-
SuperPort Việt Nam tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 -
Nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi: “Trắng” xử lý nước thải -
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể
Hơn 18 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái theo dữ liệu do Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục khẳng định chiến lược phát triển đúng đắn và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài dành cho quốc gia này.
Bà Yun Liu, đại diện Khối Nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Ngân hàng HSBC nhận xét, "Chúng tôi vẫn tiếp tục đánh giá cao triển vọng thu hút FDI của Việt Nam trong trung và dài hạn dựa trên dữ liệu danh mục của các nhà đầu tư trong khu vực, cũng như từ châu Âu”.
Thống kê 7 tháng qua, FDI vào Việt Nam tăng cả về vốn đăng ký và số lượng dự án. Đáng chú ý, quy mô vốn đầu tư bình quân đạt hơn 5,9 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức 4,9 triệu USD/dự án so với cùng kỳ.
Ông Jean-Jacques Bouflet, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá, Việt Nam đang sở hữu những điều kiện thuận lợi từ các chương trình tài trợ của các nước G7, trong đó có EU, để thúc đẩy nền kinh tế bền vững.
"Chúng tôi đang rất kỳ vọng vào hướng đi phát triển bền vững của Việt Nam với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vấn đề là làm sao để thu hút các dự án phát triển công nghệ, hấp thụ các công nghệ cho chính doanh nghiệp nội địa đáp ứng cho mục tiêu này”, ông Jean nói.
Lợi thế từ 17 FTA với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới đang hỗ trợ đáng kể cho Việt Nam thu hút thêm các doanh nghiệp đến đầu tư và xuất khẩu.
Theo số liệu từ Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước đối tác tham gia các FTA chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, với động lực chính đến từ thúc đẩy quá trình chuyển đổi kép.
Tại lễ công bố “Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2023: Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh” vào 4 tháng trước, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung khẳng định, tác động của các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn tài nguyên môi trường đã gây ra nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp, nhưng cũng tạo động lực để doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mang tính bền vững hơn.
“Việt Nam nhìn nhận chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng để phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh”, ông Trung nhấn mạnh.
Tiến sĩ Chử Đức Hoàng, Chánh văn phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia sẻ, xu hướng chuyển đổi kép gồm sáng kiến xoay quanh 3 trụ cột chính: tăng năng suất và hiệu quả kinh tế một cách bền vững, tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu hoặc loại bỏ tối đa lượng khí thải nhà kính.
Ông cho biết thêm: “việc ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt như AI, Blockchain và IoT trong số hóa nền kinh tế không chỉ tạo ra các ngành nghề, mô hình kinh doanh mới mà còn góp phần chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, giảm chi phí và tài nguyên tiêu hao trong quá trình sản xuất, kinh doanh”.
Thực tế, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp đạt được thành công trong chuyển đổi kép nhờ ứng dụng công nghệ mới và gặt hái được những lợi ích cao hơn về cả kết quả kinh doanh lẫn giảm phát thải ra môi trường.
VinFast đã phát triển thành công nhà máy sản xuất ô tô điện sử dụng công nghệ tự động hóa, robot, mô phỏng kỹ thuật số. Vinamilk ứng dụng công nghệ IoT, Big Data trong giám sát chất lượng. Netsle ứng dụng công nghệ để thúc đẩy canh tác café bền vững hay những nỗ lực của nhà bán lẻ AEON trong thúc đẩy chuyển đổi số để hướng tới tiêu dùng xanh.
PGS. TS Vũ Minh Khương, giảng viên trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore Việt Nam nhận định: “Nếu không chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng cũ sang mô hình tăng trưởng xanh thì nền kinh tế Việt Nam khó có thể cất cánh. Sức cạnh tranh thu hút đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam khi đó sẽ suy giảm, dẫn tới việc mất đi những đơn hàng lớn”.
PGS. TS Khương cũng chỉ ra những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trên con đường hướng đến tăng trưởng xanh.
“Việt Nam rất quyết tâm trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh thông qua ban hành nhiều công văn, chỉ thị trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện cho tăng trưởng xanh vẫn còn chậm và chưa có chiến lược bài bản. Pháp lý của Việt Nam vẫn còn phức tạp, ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm con đường tăng trưởng bền vững”, ông Khương nói thêm.
-
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Hà Nội tăng cường bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam -
Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9: Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi