-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số (digital transformation) đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện.
Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, tăng tốc sáng tạo...
Thay đổi để tăng tốc
Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị Vietnam CEO Summit 2019 diễn ra ngày 8/8 lại chọn chủ đề “Chiến lược dẫn đầu trong chuyển đổi số và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam”. Trong xu hướng chuyển đổi số mới đang diễn ra hết sức nhanh chóng, những sản phẩm và dịch vụ mới gần như đều được định hình trên nền tảng công nghệ và số hoá, thì số hóa đang là chiếc “chia khóa vạn năng” mở ra cơ hội thành công trong thời kỳ mới.
Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, tăng tốc sáng tạo... |
Theo ông Keith Davies, Giám đốc Chiến lược ngành Năng lượng, Tài nguyên và Công nghiệp, Monitor Deloitte Đông Nam Á, kỹ thuật số đang biến đổi mọi doanh nghiệp, theo đó, hoạt động marketing, phát triển mạng lưới khách hàng, nâng cao năng suất của nhân viên, bán hàng và nhiều chức năng kinh doanh khác đang được xác định lại.
Trong dòng chảy số hóa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển mình với chiến lược “số hóa” trong lĩnh vực kinh doanh và đạt được những thành công mới ấn tượng trong bối cảnh cạnh tranh ngày một khốc liệt.
Công ty cổ phần Dệt Bảo Minh - Nhà sản xuất vải dệt thoi hàng đầu Việt Nam – đã và đang ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và thiết kế, nhờ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân công trực tiếp, vận hành nhà máy hiệu quả hơn, đồng thời kết nối dữ liệu trong thiết bị sản xuất.
Trao đổi về hành trình ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Hồng Quân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hải Âu cho rằng áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất hoặc thương mại phân phối chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
“Số hóa đối với các doanh nghiệp không chỉ thể hiện trong công nghệ sản xuất mà còn ứng dụng cả trong kinh doanh. Tập đoàn Hải Âu từ lâu đã ứng dụng phần mềm SAP business one, hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để quản lý chất lượng các sản phẩm như máy làm đá viên, máy làm kem tươi, tủ cơm công nghiệp…cũng như đảm bảo hệ thống thông tin khách hàng được xuyên suốt, theo dõi lịch sử bảo hành một cách tự động”, ông Quân chia sẻ.
Có thể khẳng định Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số rất nhanh. Bảo Minh hay Hải Âu là những ví dụ trong xu thế hiện nay: “Thay đổi” hoặc “thất bại”.
Ông P. Ramakrishna, Giám đốc Học viện CIO châu Á khẳng định, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có mức độ trưởng thành khác nhau về chuyển đổi số. Ở Đông Nam Á, Singapore, Thái Lan và có thể là Indonesia đang đi trước so với các nước khác. Malaysia và Việt Nam hiện nay đang tăng tốc. “Xét về độ trưởng thành so với thế giới thì còn thấp nhưng tôi nghĩ việc sử dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) là cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam để không chỉ bắt kịp mà còn vượt xa trong nhiều lĩnh vực”, ông Ramakrishna nhìn nhận.
Cơ hội vàng từ EVFTA
Theo đánh giá từ các chuyên gia, FTA với EU (EVFTA) sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, cũng như nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các quốc gia Châu Âu với giá tốt hơn từ việc giảm thuế.
Theo thỏa thuận, Việt Nam sẽ giảm 65% thuế nhập khẩu đối với hàng EU ngay khi EVFTA có hiệu lực và phần còn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm. Ngược lại hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được giảm hơn 70% thuế quan với thời gian để xóa thuế nhập khẩu còn lại là 7 năm. Hiện nay, EVFTA đang chờ Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn. Dự kiến hiệp định này sẽ được phê chuẩn cuối năm nay hoặc đầu năm sau, và sẽ có hiệu lực ngay lập tức từ năm 2020.
Báo cáo của e-Conomy SEA 2018 do Google và Temasek thực hiện cho thấy nền kinh tế số của Việt Nam đạt mức 9 tỷ USD trong năm 2018. Xét về quy mô, Việt Nam đang xếp thứ ba trong khu vực ASEAN, sau Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên để tận dụng được “cơ hội vàng” này, các doanh nghiệp VIệt Nam cần nhanh chóng thay đổi để có tầm nhìn “dài hơi” hơn vì chuyển đổi số không phải là công tác được thực hiện một lần, đó là một hành trình không bao giờ kết thúc và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức phải tìm cách để liên tục thích nghi và tăng trưởng.
Thực tế cho thất số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm khoảng 98%, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp thực sự ứng dụng công nghệ vào sản xuất vẫn còn thấp. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ ở bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các doanh nghiệp lớn.
Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số, hiện nay, Chính phủ và Bộ Thông tin & Truyền thông đang nghiên cứu và triển khai một số giải pháp cụ thể, trong đó tập trung vào một số điểm chính sau: Phát triển một số doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin chủ lực thực hiện tốt vai trò dẫn dắt về hạ tầng, công nghệ, nền tảng cho nền kinh tế số, xã hội số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin; Xây dựng hạ tầng số và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin.
Trong lộ trình chuyển đổi số đầy thách thức của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Phan Tâm khẳng định sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp. Với vai trò là Bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thông tin & Truyền thông, Bộ Thông tin & Truyền thông sẵn sàng là đầu mối hỗ trợ và điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và các mô hình kinh doanh mới trên môi trường số với mục tiêu tận dụng tối đa cơ hội của chuyển đổi số để xây dựng được xã hội số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025