
-
Quý I/2025: Thu ngân sách đạt kết quả khả quan
-
TP.HCM sẽ có phường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định
-
Chi tiết các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Hải Phòng đưa 4 dự án chậm triển khai, tiến độ kéo dài vào diện theo dõi, xử lý
-
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu -
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025
Ý kiến này của các chuyên gia quy hoạch được nêu ra tại tại Hội thảo góp ý cho dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày 22/4.
![]() |
Do nhiều quy hoạch chồng chéo nhau nên các dự án bị treo nhiều năm chưa thực hiện được. Trong ảnh là ga Bình Triệu bị quy hoạch treo 20 năm nay khiến người dân xung quanh điêu đứng vì không được xây nhà kiên cố - Ảnh:Lê Quân |
Nêu lên sự bất cập của một số quy hoạch hiện nay của TP.HCM, ông Võ Kim Cương, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM thẳng thắn chỉ ra, Thành phố hiện có hai quy hoạch gồm quy hoạch chung và quy hoạch kinh tế xã hội. Thế nhưng trên thực tế hai quy hoạch này sự khác biệt là không nhiều, thậm chí là có sự trùng nhau.
“Nếu muốn làm quy hoạch chung thì phải làm nghiên cứu kinh tế xã hội trước, đối với quy hoạch kinh tế xã hội cũng phải có định hướng không gian. Vì vậy 2 quy hoạch này trùng nhau. Tôi đề xuất các Thành phố trực thuộc Trung ương như TP.HCM thì chỉ cần một quy hoạch chung là đủ để giảm phiền hà và kinh phí cho Nhà nước” ông Cương đề xuất.
Cùng chung nhận định, ông Hoàng Minh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch TP.HCM cũng chỉ ra thực trạng, TP.HCM có 3 quy hoạch gồm: quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chung; quy hoạch kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, 3 quy hoạch này không bổ trợ cho nhau mà thực tế còn vênh nhau.
Ông dẫn ví dụ đối với khu dân cư, quy hoạch sử dụng đất chỉ cho biết diện tích, chi tiết lắm thì chỉ đến mét vuông sàn chứ không thể xác định trong một khu dân cư có bao nhiêu khu vực phục vụ công cộng. Trong khi quy hoạch xây dựng lại làm rõ tất cả vấn đề đó.
“Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị có sự thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng làm sao tiết kiệm được kinh phí cho Thành phố và tính khả thi khi thực hiện”, ông Trí đề xuất
Nêu bất cập trong thực tế triển khai quy hoạch hiện nay tại địa phương, ông Hà Minh Tân, Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Nhà Bè dẫn chứng, khi triển khai quy hoạch chung TP.HCM và quy hoạch số 568/QĐ-TTg về điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 nếu chỉ lệch nhau 1 m là không làm được dự án.
Ông Tân thừa nhận đây là bất cập rất lớn, khiến địa phương khi triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn vì các quy hoạch vênh nhau làm dự án kéo dài.
Từ bất cập này, theo ông Tân ở cấp độ quy hoạch chung thì chỉ nên định hướng, còn tới giai đoạn quy hoạch phân khu thì mới cần cụ thể, chi tiết.

-
Trình Quốc hội một trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam -
HĐND TP.HCM bàn phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu -
Báo cáo Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn của dự án năng lượng tái tạo trong tháng 6/2025 -
Chủ tịch Hà Nội có thêm nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Quảng Bình - Quảng Trị bàn kế hoạch “về chung một nhà” -
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước -
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa