-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Theo ông Khoa, tâm điểm của thị trường tài chính trong nước trong những ngày vừa qua là những biến động trên thị trường ngoại hối. Sau một quý II tương đối "yên ả" khi cặp tỷ giá VND/USD dao động trong vùng giá tương đối ổn định, thì ngay trong nửa đầu tháng 8, thị trường đã chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của cặp tỷ giá.
Cụ thể, tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng đã bật tăng mạnh từ mức giá 23.700 - 23.750 VND/USD lên mức 23.950 - 24.000 VND/USD, tương đương với mức mất giá 1,2% của VNĐ và là mức tăng là mức cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây.
Biên độ giao dịch trong phiên của cặp tỷ giá cũng chứng kiến những bước tăng mạnh mẽ cả về bước giá cũng như độ rộng của biên độ giữa giá mua và giá bán. Về phía Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trung tâm cũng được đặt lên mức cao nhất từ trước tới nay là 23.951 VND/USD vào ngày 17/8. Điều đó phần nào cũng phản ánh những áp lực của tỷ giá trong những ngày vừa qua.
Lý giải cho đà tăng của tỷ giá, nguyên nhân chính phần lớn đến từ những biến động trên thị trường quốc tế. Với những lo ngại về lạm phát của Mỹ chưa hạ nhiệt nhanh như kì vọng trong khi các số liệu kinh tế khác của Mỹ vẫn không cho thấy dấu hiệu suy thoái, mặt bằng lãi suất của Mỹ đã tăng trở lại trong tuần vừa qua, chỉ số USD Index cũng tăng trở lại.
Ở phía ngược lại, đối tác thương mại lớn khác của Việt Nam là Trung Quốc lại cho thấy những dấu hiệu chậm lại đáng kể của đà hồi phục kinh tế sau mở cửa, khiến đồng nhân dân tệ (CNY) đã mất giá mạnh trong tuần vừa qua. Tương tự, đà mất giá của CNY cùng sự mạnh lên của đồng bạc xanh đã khiến những ngoại tệ khác trong khu vực cũng mất giá đáng kể.
Đứng trước xu hướng đó, VND cũng không phải là ngoại lệ. Ở phương diện trong nước, sự đối lập về chính sách tiền tệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng là một trong những nguyên nhân tạo áp lực chung cho tỷ giá trong nước.
Tăng trưởng trong nước chậm lại, lạm phát hạ nhiệt nhanh chóng và sự ổn định của thị trường ngoại hối trong những tháng đầu năm đã cho thấy ưu tiên chính sách của Việt Nam tập trung vào hỗ trợ tăng trưởng. Điều này hoàn toàn trái ngược với Mỹ, nơi số liệu kinh tế vẫn tích cực và lạm phát cơ bản chưa hạ nhiệt về mức mục tiêu đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn duy trì xu hướng thắt chặt.
Trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất của mình thì ở phía ngược lại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên ở châu Á đã cắt lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Tính từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã tổng cộng 4 lần hạ lãi suất điều hành, đưa mức chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ lên mức kỷ lục từ trước tới nay. Sự chênh lệch lãi suất cũng là một yếu tố tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ khiến tỷ giá bật tăng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, đánh giá về xu hướng tỷ giá trong thời gian sắp tới, chúng tôi đánh giá những biến động tăng đột biến của tỷ giá VND/USD chỉ mang tính chất ngắn hạn. Mặc dù những áp lực hiện hữu lên tỷ giá kể trên là tương đối rõ ràng, trong trung và dài hạn VND vẫn có khả năng tăng giá trở lại.
Thứ nhất, trên thị trường quốc tế, USD được dự báo sẽ suy yếu trở lại trong những tháng cuối năm trong bối cảnh Fed đã đạt tới gần cuối chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.
Thứ hai, những yếu tố nội tại của Việt Nam vẫn đưa ra những dấu hiệu tích cực. Mặc dù thương mại chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam trong 7 tháng đầu năm vẫn ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,34 tỷ USD).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng trưởng ổn định, với mức vốn thực hiện trong 7 tháng đầu năm ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, những nỗ lực của Chính phủ để hỗ trợ hồi phục kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khoá trên diện rộng cũng có thể giúp xây dựng lại niềm tin của các nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác, cũng như tạo ra kết quả tích cực.
Đây là những cơ sở để có thể tin tưởng vào việc tỷ giá sẽ ổn định trở lại trong thời gian sắp tới. Nhóm Nghiên cứu của HSBC giữ nguyên dự báo mức tỷ giá bình quân 23.450 VND/USD cuối quý III và 23.350 VND/USD vào cuối năm nay.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử