
-
Mặt bằng lãi suất sẽ còn giảm
-
Sacombank có chia cổ tức trong năm nay?
-
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO -
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
Giá trị phát hành trái phiếu mới trong quý I/2025 thấp nhất 5 năm qua, chủ yếu do thiếu các hoạt động phát hành riêng lẻ. Ngược lại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng quý I/2025 lại cao nhất 5 năm.
![]() |
Báo cáo mới nhất của VIS Rating cho thấy, lượng phát hành trái phiếu mới trong quý I/2025 đạt 25.000 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong vòng 5 năm qua, thông thường quý đầu tiên chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng phát hành hằng năm, phản ánh tác động mùa vụ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Điểm khác biệt của phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý I/2025 là giá trị phát hành mới thấp nhất trong vòng 5 năm qua, chủ yếu do thiếu các hoạt động phát hành riêng lẻ. Cụ thể, trong quý, chỉ có 2 đợt phát hành được công bố với giá trị 2.000 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng trong quý I lại đạt 23.130 tỷ đồng, tăng tới 68% so với cùng kỳ, cao nhất trong 5 năm qua, nhờ đóng góp của các ngân hàng và công ty chứng khoán.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, từ đầu năm đến 28/3, các doanh nghiệp phát hành đã mua lại trước hạn 21.979 tỷ đồng trái phiếu, giảm 1.5% so với năm 2024. bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếmkhoảng 52.6% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 11,563 tỷ đồng).
![]() |
Trong quý I/2025, có 3 đợt chậm trả lãi trái phiếu mới từ 3 tổ chức phát hành lần đầu ghi nhận chậm trả. Các trái phiếu chậm trả từ Công ty Xi măng Long Thành và Tập đoàn R&H phản ánh tình hình tài chính khó khăn khi cả hai công ty liên tục báo lỗ trong giai đoạn 2022-2023 bởi những thách thức trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, đó là xi măng và bất động sản nghỉ dưỡng.
Trái phiếu chậm trả còn lại, được phát hành bởi Công ty Xây dựng Tracodi, nằm trong số năm trái phiếu bị đình chỉ giao dịch liên quan đến hệ sinh thái BCG.
Tính tới cuối quý I/2025, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường là 1,262 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Ngân hàng chiếm 41,7% và Bất động sản nhà ở chiếm 30,3% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành.
Tỷ lệ chậm trả toàn thị trường vẫn ổn định ở mức 14,6% vào cuối tháng 3/2025 do chưa có sự biến động lớn.
Có 7/22 trái phiếu đáo hạn vào tháng 4/2025 được đánh giá có hồ sơ tín dụng yếu, trong đó 3 trái phiếu đã chậm trả lãi.
Trong quý I/2025, 17 tổ chức phát hành đã thanh toán một phần/hoặc toàn bộ dư nợ gốc chậm trả 8.081 tỷ đồng (tăng 83% so với cùng kỳ.
Các đơn vị có giá trị thanh toán lớn nhất bao gồm Công ty Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va, Công ty cổ phần Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận và Saigon Glory.
Tỷ lệ thu hồi nợ gốc chậm trả tăng 2,7% từ cuối năm 2024 lên mức 28,2% cuối quý I/2025.
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
Tín dụng đang tăng nhanh so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nợ xấu nhóm 5) cũng tăng mạnh, khiến nhiều chuyên gia lo ngại về chất lượng tín dụng, nhất là nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bỏ cơ chế điều hành room tín dụng.
Theo báo cáo của NHNN, tính đến ngày 20/3/2025, tín dụng tăng 1,98% so với đầu năm (cùng kỳ năm 2024, tín dụng tăng trưởng âm 0,2%). Kết quả kinh doanh quý I/2025 của nhiều ngân hàng (VIB, NamABank…) cho thấy, tín dụng quý I/2025 tăng 3-4%, cao gấp 2-3 lần cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Tín dụng cải thiện ngay từ đầu năm đang hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm nay, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang dựa rất lớn vào vốn ngân hàng.
Để tạo chủ động cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, NHNN đang điều hành cơ chế tín dụng thông thoáng hơn. Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.
Thực tế, từ năm 2024, NHNN đã bỏ “room” tín dụng với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Với các ngân hàng trong nước, cách phân bổ room tín dụng cũng đã bớt cơ chế xin - cho hơn trước. Về cơ bản, nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng hiện nay đều được NHNN đáp ứng.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh nhu cầu vốn tăng, huy động vốn cũng bắt đầu “nóng” trở lại, một số kênh đầu tư tài sản có dấu hiệu sốt, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra lo lắng và đề nghị NHNN quản lý chất lượng tăng trưởng tín dụng, nếu không sẽ dễ làm tái diễn tình trạng đua lãi suất huy động và nợ xấu tăng mạnh trở lại như trước đây.
Theo ông Phan Duy Hưng, CFA, MBA, Giám đốc, chuyên gia phân tích cấp cao VIS Rating, tỷ lệ tín dụng/GDP nước ta đã lên tới 138%, nằm trong nhóm quốc gia sử dụng đòn bẩy tín dụng cao nhất thế giới. Con số này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như nợ xấu gia tăng, lạm phát cao, bong bóng tài sản… Vì vậy, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế cần phải hết sức thận trọng.
Nếu tín dụng tăng nóng, trong khi không kiểm soát được đường đi của dòng vốn, tiền chảy vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản…, thì sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra. Đặt trong bối cảnh ngân hàng và các tập đoàn bất động sản sân sau có mối quan hệ chặt chẽ như hiện nay, việc dòng vốn “lệch pha” là hoàn toàn có thể xảy ra nếu không giám sát chặt chẽ. Thực tế, nợ xấu đang tăng nhanh chính là cảnh báo rõ nét cho các ngân hàng.
Báo cáo tài chính của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến cuối năm 2024, tổng số dư nợ xấu của các ngân hàng đã tăng 17% so với đầu năm. Riêng nợ xấu nhóm 5 của các ngân hàng tăng tới 39,3%. Thậm chí, một số ngân hàng như Techcombank, ABBank còn có tốc độ gia tăng nợ nhóm 5 trên 100%.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cảnh báo, nếu các ngân hàng chạy đua cho vay, thì chất lượng tín dụng có thể không kiểm soát được và nợ xấu gia tăng là khó tránh. Theo chuyên gia này, dù cầu vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết, song tín dụng vẫn phải tăng trong vòng kiểm soát. Việc kiểm soát tín dụng cũng là để thúc đẩy các kênh huy động vốn khác phát triển, đặc biệt là kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, NHNN đã ban hành 10 văn bản chỉ đạo về các giải pháp điều hành tín dụng, lãi suất. NHNN yêu cầu các ngân hàng phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng hơn 16% để hỗ trợ vốn cho nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo các ngân hàng thương mại tránh tăng trưởng tín dụng nóng, nếu không sẽ rơi vào “bẫy thanh khoản”. Vì vậy, câu chuyện bỏ “room” tín dụng hay không cũng nóng trở lại.
TS. Lê Duy Bình cho rằng, room tín dụng vẫn là barrie cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế còn dựa quá lớn vào vốn ngân hàng và sức khỏe của các ngân hàng chưa đồng đều như hiện nay.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc bỏ cơ chế xin - cho trong cấp room tín dụng là cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cho phép các ngân hàng tăng trưởng tín dụng vô tội vạ, mà phải trên cơ sở các chỉ tiêu an toàn vốn.
Theo các chuyên gia, điều kiện lý tưởng để NHNN hoàn toàn bỏ cơ chế room tín dụng là khi các ngân hàng đều đáp ứng tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Hiện tại, mới chỉ một nhóm ngân hàng lớn của Việt Nam đáp ứng được điều kiện này. Vì vậy, việc bỏ hoàn toàn room tín dụng là chưa phù hợp.
Dù vậy, NHNN hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ quản lý room tín dụng một cách thị trường hơn, như thông qua vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng huy động vốn, chấm điểm xếp hạng của các ngân hàng… Các công cụ này sẽ giúp phân loại ngân hàng một cách công bằng. Theo đó, các ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, Hệ số An toàn vốn (CAR) cao (như VPBank, Techcombank…), các ngân hàng cho vay lĩnh vực ưu tiên lớn, cho vay nhà ở xã hội, kinh tế xanh… sẽ được cấp room tín dụng cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng có thanh khoản yếu, Hệ số CAR thấp, cho vay lĩnh vực rủi ro nhiều, nợ xấu cao… sẽ bị khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng.
So với các ngân hàng trong khu vực, hệ thống ngân hàng nước ta vẫn trong tình trạng mỏng vốn, Hệ số CAR chỉ hơn 12%. Nếu tín dụng tăng mạnh, trong khi vốn điều lệ chưa tăng tương ứng, thì tình trạng mỏng vốn sẽ càng nghiêm trọng. Chưa kể, hai năm gần đây, tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành giảm nhanh chóng, trong khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Vì vậy, để tránh dẫm vào vết xe đổ, việc kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ 25/2/2025 đến 3/4/2025, có 26 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất. Riêng những ngày đầu tháng 4/2025 có 2 ngân hàng giảm lãi suất là VPBank và MB.
Danh sách 26 ngân hàng giảm lãi suất kể từ sau cuộc họp giữa NHNN với ngân hàng thương mại (25/2/2025) đến 3/4/2025 là: BVBank, MSB, VietBank, Saigonbank, VIB, BAOVIET Bank, KienLongBank, BACABank, VietABank, Eximbank, PGBank, LPBank, NamABank, SHB, NCB, VCBNeo, BIDV, Techcombank, Vikki Bank, Ngân hàng Việt Nam Hiện đại (MBV), OCB, VietinBank, Agribank, ABBank, VPBank, MB.
![]() |
Mức giảm lãi suất của các ngân hàng từ 25/2 tới này là từ 0,1-1,05%/năm tùy theo từng kỳ hạn.
Tính riêng trong 3 ngày đầu tháng 4/2025 có 2 ngân hàng giảm lãi suất huy động là VPBank và MB. Cụ thể, từ ngày 28/3/2025 đến 3/4/2025, Vpbank giảm 0,1% kỳ hạn 1-5 tháng và 0,2% kỳ hạn trên 6 tháng đối với các sản phẩm (Tiết kiệm thường, Tiết kiệm/Tiền gửi có kỳ hạn Phát Lộc Thịnh vượng, Tiết kiệm Thịnh vượng linh hoạt, Tiền gửi Prime Savings).
Ngày 3/4/2025, MBBank giảm 0,1% kỳ hạn 12-18 tháng đối với tiền gửi tại quầy, trực tuyến lãi cuối kỳ của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Kể từ 25/2 đến nay, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất nhiều lần trong đó phải kể đến KienlongBank giảm 4 lần lãi suất với mức giảm 0,6-1,05% các kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng (tiền gửi online). Eximbank giảm 7 lần lãi suất với một số chương trình, mức giảm lên tới 0,8%. Một số ngân hàng nhỏ khác giảm lãi suất nhiều kỳ hạn 0,3-0,5% như VietBank, NamABank, VIB, BaoVietBank, BVBank…
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 20/3/2025, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 15,9 triệu tỷ đồng, tăng 1,98% so với cuối năm 2024 và tăng 17,60% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, tín dụng tăng vẫn còn khá chậm nhưng đã phục hồi mạnh mẽ nếu so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, lãi suất hiện không còn là vấn đề lớn. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận vốn do đã "cạn" tài sản thế chấp.
Mặc dù xu hướng giảm lãi suất huy động đang tiếp diễn, song các ngân hàng lo ngại, nếu tiếp tục "ép" ngân hàng giảm sâu lãi suất, dòng tiền sẽ dịch chuyển ra khỏi hệ thống ngân hàng và đổ vào các kênh đầu tư tài sản khác. Giá đất tăng nóng từ năm ngoái đến nay là cảnh báo rõ nét.
Kết quả điều tra mới đây của NHNN cho thấy, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động vốn bình quân toàn hệ thống duy trì ổn định trong quý II/2025 và chỉ tăng 0,02% đối với các kỳ hạn trên 6 tháng, tăng 0,17% với các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống trong cả năm 2025. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay bình quân toàn hệ thống được dự báo tiếp tục giảm nhẹ 0,03 - 0,08% trong quý II và cả năm 2025.
Theo công bố mới đây từ NHNN, lãi suất cho vay tiền đồng bình quân của NH đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,7 - 9%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,9%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4%/năm). Lãi suất USD bình quân của NH trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 4,2 - 5%/năm.
Trong quý II và cả năm 2025, các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng sẽ tiếp tục “cải thiện” hơn so với quý I và năm trước, trong đó nhu cầu vay vốn tiếp tục được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.
Huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 4,19% trong quý II và tăng 13,1% trong năm 2025. Trong đó, huy động vốn và tín dụng ngắn hạn được dự báo tăng trưởng cao hơn các kỳ hạn dài.
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
Từng đạt mức giá 2,2 USD (khoảng 57.000 đồng) trong ngày đầu tiên niêm yết trên sàn OKX, giá Pi niêm yết hôm nay chỉ còn 0,42 USD (11.000 đồng), giảm tới hơn 80%.
Trưa ngày 5/4, giá Pi trên sàn OKX đang dao động xung quanh mức giá 0,42 USD (tương đương 11.000 đồng), giảm hơn 20% so với hôm qua. Còn nếu so với mức giá cao nhất trong ngày đầu tiên niêm yết, Pi đã giảm giá tới hơn 80%.
Giá Pi giảm nằm trong xu hướng tiêu cực nói chung của thị trường tiền mã hóa, một phần do ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tuy nhiên, Pi lao dốc nhanh hơn tốc độ suy giảm của thị trường.
Pi Network ra mắt vào năm 2019 và thu hút được cộng đồng “Pi thủ” rất lớn. Hiện có khoảng 60 triệu người trên thế giới tham gia đào pi. Trong đó, Việt Nam có lượng người truy cập vào Pi Network nhiều nhất.
Theo thông báo từ đội ngũ phát triển, hơn 10 triệu người dùng đã hoàn tất quy trình xác minh danh tính (KYC), điều kiện quan trọng để có thể chuyển số Pi đã khai thác lên mạng chính.
Theo các báo cáo mới nhất, trong tổng số 6,1 tỷ token Pi đang tồn tại, chỉ có khoảng 1 tỷ token được phép giao dịch ngay khi mainnet mở cửa. Phần còn lại sẽ bị khóa trong ví của người dùng trong nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm, tùy vào các cơ chế của Dự án. Điều này sẽ tránh tình trạng bán tháo ồ ạt khi mới niêm yết, đồng thời tạo điều kiện cho giá token được ổn định trong thời gian đầu.
![]() |
Tuy vậy, việc giá Pi giảm mạnh sau hơn 1 tháng chính thức lên sàn cho thấy nhà đầu tư vẫn đang nghi ngờ về tính thanh khoản của đồng Pi cũng như khả năng niêm yết của Pi lên các sàn giao dịch lớn.
Hiện tại, Pi Network vẫn chưa có lộ trình phát triển rõ ràng, cũng không đưa ra thông tin cụ thể nào về kế hoạch tài chính. Ngoài ra, tiến độ phát triển hệ sinh thái chậm, quy trình KYC gặp khó khăn và các nghi ngờ về tính minh bạch của Dự án cũng khiến nhà đầu tư thận trọng.
Việc Pi lao dốc khiến nhiều “Pi thủ” thất vọng. Trước đó, nhiều nhà đầu tư đã mua Pi trên thị trường OTC (mua bán giữa cá nhân với nhau) với giá Pi 1-3 USD trước khi Pi niêm yết với kỳ vọng giá PI sẽ lên cao sau khi lên sàn.
Hiện tại, đa phần nhà đầu tư vẫn găm giữ Pi với niềm tin giá trị đồng tiền này sẽ tăng trở lại.
Sáng nay, thị trường tiền mã hóa phục hồi nhẹ. Giá bitcoin, hiện đang ở mức 83.700 USD/BTC, tăng hơn 1% so với trưa hôm qua.
Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin đạt 1.660 tỷ USD, chiếm 62% tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa.
Trong số 10 đồng tiền mã hóa có giá trị vốn hóa lớn nhất, có 9 đồng tiền mã hóa có xu hướng tăng so với 24 giờ trước đó. Dogecoin có mức độ tăng giá mạnh nhất với mức tăng 4,3% trong vòng 24h qua.
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
Ông John Reade, Giám đốc Chiến lược Thị trường của Hội đồng Vàng thế giới nhận định, thương chiến đang là một trong những yếu tố đẩy giá vàng lên. Việc giá vàng vượt mốc 3.000 USD/ounce càng khẳng định vai trò tài sản lưu trữ an toàn của vàng.
Giá vàng vừa vượt cột mốc lịch sử 3.000 USD/ounce. Theo ông, yếu tố nào đã góp phần vào mức tăng này?
Giá vàng tăng nhanh cho thấy sự hội tụ của nhiều yếu tố, bao gồm căng thẳng địa chính trị, sự bất ổn kinh tế và sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. Giá vàng tăng từ 2.500 USD/ounce lên 3.000 USD/ounce chỉ trong vòng 210 ngày - nhanh hơn nhiều so với các lần tăng giá trước đây. Điều này cho thấy giá vàng đã tích lũy được đà tăng mạnh mẽ trong suốt hai năm qua.
![]() |
Giá vàng chạm mốc 3.000 USD/ounce đánh dấu một mốc quan trọng và góp phần củng cố vị thế của vàng như một tài sản lưu trữ an toàn trong những thời điểm bất ổn. Từ mốc 1.000 USD/ounce trong cuộc khủng hoảng tài chính tăng lên mốc 2.000 USD/ounce trong thời đại dịch Covid-19, vàng đã được chứng minh mang lại hiệu suất tốt trong những thời điểm mà nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các giải pháp phòng ngừa rủi ro và mang lại lợi nhuận tương đương với hầu hết các loại tài sản khác kể từ năm 1971.
Kể từ năm 2022, vàng đã phá vỡ mối quan hệ mật thiết với lãi suất tại Mỹ và đồng đô la Mỹ khi các ngân hàng Trung ương tăng gấp đôi lượng vàng mua vào và nhu cầu đầu tư vàng tại các thị trường mới nổi tăng vọt.
Những năm gần đây, các ngân hàng trung ương vẫn liên tục mua ròng vàng vàng ngay cả khi giá vàng liên tục phá đỉnh. Tại sao vậy, thưa ông?
Các ngân hàng trung ương đã mua ròng vàng trong suốt 15 năm qua, tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, các tổ chức này đã gia tăng hoạt động mua vàng với lượng mua vào mỗi năm đạt hơn 1.000 tấn kể từ năm 2022, và đạt mức 1.045 tấn trong năm 2024.
Các ngân hàng trung ương đã đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy giá vàng tăng. Việc các ngân hàng trung ương liên tục mua vào cho thấy vàng có tầm quan trọng trong chiến lược dự trữ chính thức của các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng. Điều này không chỉ thúc đẩy giá vàng tăng mà còn cho thấy sự tin tưởng vào giá trị lâu dài của vàng.
Vàng vượt mốc 3.000 USD/ounce, ông dự đoán như thế nào về giá vàng thời gian tới?
Giá vàng tăng gần đây được thúc đẩy bởi thương chiến cũng như bất ổn địa chính trị trên toàn cầu. Những yếu tố này càng khiến các nhà đầu tư quan tâm hơn đến vàng như một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư quan trọng.
Mặc dù các rủi ro gia tăng và sự bất ổn đã thúc đẩy tâm lý tích cực đối với vàng, nhưng để giá vàng duy trì ở mức cao một cách ổn định, cần có sự gia tăng nhu cầu đầu tư. Điều này có thể đạt được thông qua việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng cường mua vàng hoặc sự tham gia mạnh mẽ hơn từ các nhà đầu tư phương Tây.
Giá vàng có thể duy trì ở mức cao lịch sử này hay không thì chúng ta vẫn phải chờ xem. Tuy nhiên, một điểu chắc chắn là vai trò của vàng như một tài sản lưu trữ an toàn đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Như ông nói, vàng muốn tăng tiếp thì phải xuất phát từ lực mua mạnh của ngân hàng trung ương hoặc nhà đầu tư phương tây. Còn với cầu vàng từ các thị trường mới nổi thì sao, theo ông?
Các thị trường mới nổi đóng vai trò quan trọng trong thị trường vàng toàn cầu. Khi các nền kinh tế này phát triển, nhu cầu về vàng cho cả mục đích đầu tư và mục đích văn hóa tiếp tục gia tăng. Nhu cầu về vàng ngày càng tăng này không chỉ thúc đẩy giá vàng toàn cầu mà còn nhấn mạnh sức hấp dẫn phổ biến của kim loại quý này.
Các nhà đầu tư tại các thị trường mới nổi đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Ở Trung Quốc, thị trường bất động sản ảm đạm đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến vàng. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhu cầu về vàng tăng vọt khi các hộ gia đình tìm kiếm các giải pháp nhằm đối phó với sự suy yếu của đồng tiền, trong khi đó, động thái cắt giảm thuế nhập khẩu của Ấn Độ góp phần thúc đẩy hoạt động mua vàng của quốc gia này.
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
Cửa đàm phán về thuế quan với Mỹ vẫn còn rất lớn, song nhiều khả năng xuất khẩu năm nay sẽ ảnh hưởng mạnh, gây áp lực lên tỷ giá. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, dư địa điều hành chính sách tiền tệ vẫn còn.
Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VPBank (VPBankS), việc Mỹ áp thuế qua lại lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nếu có hiệu lực vào ngày 9/4/2025, sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh như xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cụ thể, về xuất khẩu, hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 28-30% tổng kim ngạch xuất khẩu (136,6 tỷ USD trong năm 2024) và chiếm khoảng 26% cấu phần GDP. Với mức thuế 46%, giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Mexico. Các ngành chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, gỗ và thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng. Ước tính xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, có thể lên đến 20- 30% hoặc hơn, tùy thuộc vào khả năng chuyển hướng thị trường.
Về nhập khẩu, Việt Nam có thể phải tăng nhập khẩu từ Mỹ để giảm thặng dư thương mại (123,5 tỷ USD năm 2024), nhằm xoa dịu áp lực thuế quan. Tuy nhiên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng công nghệ và nguyên liệu sản xuất.
Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng sẽ khiến thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ bị thu hẹp đáng kể, có thể khiến tổng xuất siêu của Việt Nam giảm từ mức 24,77 tỷ USD (2024) xuống thấp hơn, gây áp lực lên nguồn cung ngoại tệ.
“Nếu ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng cách bán dự trữ ngoại hối, tỷ giá USD/VND có thể tăng 3-5% trong năm 2025. Trong bối cảnh tỷ giá của các thị trường bị áp thuế đồng loạt mất giá, đồng nhân dân tệ nếu suy yếu để đáp trả chính sách thuế quan của Mỹ sẽ càng làm trầm trọng thêm áp lực tỷ giá, buộc ngân hàng Nhà nước phải điều hành linh hoạt hơn để ổn định thị trường ngoại hối”, ông Trần Hoàng Sơn nhận định.
![]() |
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VPBank (VPBankS) |
Liên quan tới tỷ giá, ông Phạm Lưu Hưng, Giám đốc SSI Research, VND đã điều chỉnh giảm giá so với USD trong một thời gian dài trước đó, nên đã tạo ra một "bộ đệm" nhất định. Do đó, áp lực điều chỉnh tỷ giá trong ngắn hạn có thể không quá mạnh.
“Tỷ giá vẫn là yếu tố cần theo dõi sát, nhưng ngân hàng Nhà nước vẫn có khả năng kiểm soát trong ngắn hạn nhờ các công cụ chính sách hiện có”, ông Hưng nhận định.
Việc Mỹ tăng mạnh thuế nhập khẩu với hàng hóa Việt Nam đang gây cú sốc lớn cho doanh nghiệp. Ông Trần Hoàng Sơn cho rằng, tăng trưởng GDP năm 2025 có thể bị tác động. Điều này phụ thuộc vào khả năng kích thích tiêu dùng nội địa và đầu tư công.
Chưa kể, ảnh hưởng dây chuyền của việc suy giảm xuất khẩu là dẫn tới tiêu dùng trong nước giảm, lạm phát tăng, thu hút và giải ngân FDI cũng có thể giảm trong ngắn hạn…
Để giảm tác động tiêu cực từ đàm phán với Mỹ để giảm thuế hoặc áp dụng ngoại lệ cho các mặt hàng chiến lược, đồng thời tăng nhập khẩu từ Mỹ để cân bằng thương mại, ông Hoàng Sơn khuyến nghị doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP.
Đồng thời, cần có các giải pháp để đẩy mạnh kinh tế trong nước như: Tăng giải ngân đầu tư công, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất phục vụ thị trường trong nước, và kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.
Ông Nguyễn Lưu Hưng cũng cho rằng, trong bối cảnh xuất khẩu bị tác động nặng nề thời gian tới, động lực tăng trưởng sẽ đến từ nội địa. Theo đó, định hướng tăng trưởng tín dụng hơn 16% năm nay của ngân hàng Nhà nước vẫn có thể thực hiện được.
“Một khi khu vực nội địa tăng trưởng cao, ngân hàng sẽ tìm kiếm cơ hội để đẩy mạnh cho vay mạnh hơn nữa. Đơn cử, trước đây cho vay cơ sở hạ tầng được xếp vào lĩnh vực rủi ro vì thời gian hoàn vốn lâu, ngân hàng đối mặt với nguy cơ mất cân đối cơ cấu kỳ hạn. Tuy nhiên, hiện Chính phủ chủ trương đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, thủ tục liên quan đến đầu tư công cũng được rút ngắn, doanh nghiệp lấy lại tiền đầu tư nhanh hơn, từ đó ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay cơ sở hạ tầng nhiều hơn. Ngay cả ngành “khó nhằn” như cơ sở hạ tầng mà ngân hàng còn cho vay mạnh mẽ thì khi kinh tế nội địa phục hồi, nhiều ngành sẽ có cơ hội phát triển và ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay”, ông Hưng nhận định.
Theo các chuyên gia, mức thuế 46% từ Mỹ sẽ là một cú sốc lớn, nhưng tác động cụ thể phụ thuộc vào phản ứng chính sách của Việt Nam. Nếu chủ động và linh hoạt, Việt Nam có thể giảm thiểu thiệt hại và tìm ra cơ hội trong thách thức.
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi
Tín dụng tăng trong quý đầu năm và dự báo tăng tiếp ở các quý tới, song biên lãi ròng (NIM) được dự báo khó tăng trong bối cảnh ngân hàng phải giảm lãi vay.
ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến ngày 12/3, tín dụng tăng 1,24% so đầu năm nay. PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân (Trường đại học kinh tế TP.HCM) cho rằng, nếu giữ vững được tăng trưởng xuất khẩu 8-10%, củng cố được niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế, thì tín dụng sẽ tăng mạnh, song NIM (biên lãi ròng) khó kỳ vọng tăng.
Theo ông Huân, tăng trưởng tín dụng được dự báo là động lực chính cho lợi nhuận của ngân hàng năm 2025, chứ không phải là biên lãi thuần. Hiện tại, thu nhập từ hoạt động ngoài lãi của các ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập từ hoạt động tín dụng (năm 2024 chiếm trên 78% lợi nhuận các ngân hàng niêm yết). Động lực tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng chủ yếu đến từ hai yếu tố là biên lãi thuần và tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất ít biến động và chủ trương không tăng lãi suất cho vay, NIM khó có khả năng tăng mạnh. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng, cùng với xu hướng giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế cũng khiến NIM khó có thể bứt phá.
Theo nhận định của giới phân tích tài chính, NIM năm 2025 khó tăng, mà chỉ kỳ vọng không giảm. Các yếu tố trên cho thấy, NIM sẽ không tạo ra động lực tăng trưởng lợi nhuận đáng kể. Vì thế, trong hai yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng sẽ là yếu tố mấu chốt trong năm 2025.
Các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Vietcap nhận định, tín dụng năm 2025 vẫn được thúc đẩy nhiều hơn bởi mảng cho vay doanh nghiệp. Các ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong mảng cho vay doanh nghiệp và huy động vốn sẽ có vị thế tốt để tăng trưởng trong năm 2025.
Tuy nhiên, NIM khó tăng mạnh do các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng, trong khi lãi suất huy động khó duy trì ở mức thấp vì áp lực thanh khoản và tỷ giá. Tiềm năng mở rộng NIM thuộc về nhóm ngân hàng tư nhân có thế mạnh về bán lẻ và tiền gửi không kỳ hạn (CASA), chất lượng tài sản tốt, tập khách hàng có khả năng trả nợ hồi phục nhanh chóng.
Tương tự, Công ty Chứng khoán SSI dự báo, NIM ngân hàng năm 2025 sẽ ổn định ở mức 3,48%, với sự khác biệt giữa khối quốc doanh đạt 2,77% (tăng 0,05 điểm %) và khối cổ phần đạt 4,24% (giảm 0,07 điểm %). Lợi nhuận trước thuế ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng 17,4%.
Đứng trước xu hướng thu hẹp NIM và tỷ suất sinh lời trong dài hạn, các ngân hàng đã có những giải pháp để chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận, phấn đấu đạt mục tiêu đưa ra. Thế nhưng, phần lớn tổng thu nhập hoạt động (TOI) của các ngân hàng Việt Nam vẫn đến từ hoạt động tín dụng. Các mảng ngoài lãi chỉ chiếm khoảng 20% và có xu hướng giảm dần.
Vì thế, lãnh đạo các ngân hàng cho biết, phải tiết giảm chi phí quản lý, chi phí vận hành để tối ưu Tỷ lệ Chi phí trên thu nhập (CIR), đẩy lợi nhuận đi lên. Đồng thời, phải tăng sản phẩm số, đẩy mạnh dịch vụ số thay cho dịch vụ truyền thống, từ đó giúp thúc đẩy tỷ lệ CASA.
Theo nhận định của PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân, dù NIM của ngân hàng đã giảm so với giai đoạn trước, nhưng lợi nhuận vẫn tăng. Các ngân hàng đang cố gắng điều chỉnh NIM theo hướng giảm dần để hỗ trợ nền kinh tế, thậm chí hy sinh một phần lợi nhuận. Tuy nhiên, tín dụng tăng kéo theo thu ngoài lãi.
Trong bối cảnh NIM nhích nhẹ và tăng trưởng tín dụng có thể đạt 14-15%, lợi nhuận ngành ngân hàng vẫn được dự báo tăng 10-20% trong năm 2025. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận sẽ có sự phân hóa mạnh. Cụ thể, các ngân hàng quốc doanh được kỳ vọng sẽ báo cáo lợi nhuận tăng trưởng 12% trong năm 2025, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân năng động sẽ có lợi nhuận tăng trưởng tới 20%.
Ông Võ Hoàng Hải, Phó tổng giám đốc Nam A Bank nêu quan điểm, muốn đẩy mạnh tăng trưởng tổng quy mô tín dụng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ, NHNN đang tập trung nguồn lực để hỗ trợ tăng trưởng, ngân hàng phải tiết giảm chi phí và chấp nhận giảm NIM để đưa nguồn vốn giá rẻ ra thị trường, kích cầu tín dụng, từ đó đẩy mạnh thu ngoài lãi.
Chờ thương vụ M&A tỷ USD đình đám trong mùa đại hội đồng cổ đông
Các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đình đám sẽ được hé lộ tại mùa đại hội đồng cổ đông các ngân hàng năm nay. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn mong room ngoại được nới rộng thêm.
Cổ đông ngoại dập dìu đi và đến
Sau khi cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) rút vốn, VIB đang tìm kiếm đối tác mới. Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết, sau khi CBA thoái vốn, room ngoại tại VIB còn trống khoảng 25%. HĐQT Ngân hàng đang trao đổi với các ngân hàng, quỹ đầu tư, đơn vị tư vấn để tìm kiếm một hoặc một số đối tác thích hợp, đảm bảo được giá tốt nhất, có thể hỗ trợ thêm về huy động vốn, công nghệ…
![]() |
Thương vụ lớn nhất đang được trông chờ là thương vụ bán vốn tỷ USD của Vietcombank. Kế hoạch chào bán riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ được ngân hàng này đưa ra từ năm 2019, song liên tục bị trì hoãn. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tháng 8/2024, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng kỳ vọng, thương vụ bán vốn có thể hoàn thành trong nửa đầu năm 2025, nếu thị trường diễn biến thuận lợi. Thông tin cụ thể về thương vụ sẽ được Ngân hàng công bố vào Đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào cuối tháng 4 này.
Trong khi đó, BIDV sau nhiều lần trì hoãn, đã thành công khi phát hành riêng lẻ 123,8 triệu cổ phiếu ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông năm 2025, thu về 4.752 tỷ đồng. Theo thông báo mới đây, Ngân hàng đã hoàn tất chào bán số cổ phiếu trên cho 4 nhà đầu tư nước ngoài và 1 nhà đầu tư trong nước.
Trong đó, 4 nhà đầu tư ngoại là Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) mua khối lượng lớn nhất với gần 59 triệu cổ phiếu, chiếm 47,7% tổng lượng chào bán; Hanoi Investments Holdings Limited mua 15,7 triệu cổ phiếu; DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 8,5 triệu cổ phiếu; Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (SSMIT) mua hơn 1,9 triệu cổ phiếu.
Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, nhiều ngân hàng cũng có kế hoạch tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài như Techcombank, SHB…
Cuối năm ngoái, trả lời báo chí nước ngoài, Tổng giám đốc Techcombank cho biết, một cổ đông sở hữu 8-9% vốn của ngân hàng này đang có kế hoạch thoái vốn. Nếu cổ đông này rút vốn, Ngân hàng sẽ bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược dài hạn, đặc biệt ưu tiên các đối tác có năng lực về công nghệ. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, thương vụ thoái vốn này chưa diễn ra.
Trước đó, lãnh đạo Techcombank cho biết, không quá tập trung vào việc tìm kiếm nhà đầu tư ngoại trong bối cảnh Ngân hàng đã có khả năng sinh lời lớn và việc huy động vốn mới hiện nay là không cần thiết. Nếu có “kết duyên”, Techcombank mong muốn tìm được đối tác xứng tầm, tương tự thương vụ VPBank “kết duyên” với SMBC.
Trong khi đó, kế hoạch bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài của SHB cũng liên tục lỡ hẹn trong năm 2023 và năm 2024. Các cổ đông kỳ vọng, lãnh đạo ngân hàng này sẽ công bố tiến trình bán vốn tại Đại hội đồng cổ đông năm nay.
Theo ông Ivan Tan, Giám đốc Xếp hạng Định chế tài chính, S&P Global Ratings, các ngân hàng Việt Nam đang chịu áp lực tăng vốn rất lớn và bán vốn cho nhà đầu tư ngoại là một trong những giải pháp tăng vốn tốt nhất. Hiện Hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam là 12,4%, còn tại Campuchia là 22,6%, Thái Lan là 20,5%, Trung Quốc là 15,6%...
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, các ngân hàng Việt thu hút cổ đông ngoại không chỉ vì áp lực tăng vốn, mà còn muốn sự bổ trợ về công nghệ và năng lực quản trị, điều hành theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Những tờ giấy phép đắt giá
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường ngân hàng Việt Nam vẫn hấp dẫn và còn nhiều dư địa phát triển. Tuy vậy, với nhà đầu tư chiến lược dài hạn, room sở hữu vốn ngoại tối đa 30% là không hấp dẫn; còn đối với nhà đầu tư ngắn hạn, việc nhà băng Việt trả cổ tức chủ yếu bằng cổ phiếu khiến họ không hài lòng.
“Một trong những giải pháp để ngân hàng Việt tăng vốn là bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, giải pháp này đang bị hạn chế bởi giới hạn sở hữu tối đa 30%. Hiện các ngân hàng tốt ở Việt Nam đã kín room vốn ngoại, khó có thể gia tăng. Ngoài ra, nhiều cổ đông nước ngoài cũng không hài lòng vì các ngân hàng Việt những năm gần đây ít trả cổ tức tiền mặt, mà hầu hết trả cổ tức bằng cổ phiếu”, ông Ivan Tan nhận định.
Chia sẻ tại Hội nghị Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam mới đây, ông Đỗ Minh, Giám đốc quốc gia Quỹ đầu tư Warburg Pincus cho biết, các nhà đầu tư ngoại vẫn mong Việt Nam nới thêm trần sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Trần sở hữu vốn ngoại 30% ở Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực như Ấn Độ (74%), Indonesia (99%), Thái Lan và Singapore (không giới hạn). Nếu nâng tỷ lệ này lên 50%, lĩnh vực ngân hàng Việt Nam sẽ có bước ngoặt lớn trong thu hút vốn ngoại.
Theo các chuyên gia, nếu nâng tỷ lệ sở hữu lên 49-50%, các tờ giấy phép của ngân hàng Việt sẽ cực kỳ đắt giá. Tuy vậy, nhiều khả năng Chính phủ sẽ chỉ nới room với một số nhóm ngân hàng nhất định.
Trước mắt, theo Nghị định 69/2025/NĐ-CP, từ ngày 19/5 tới, các ngân hàng nhận chuyển giao được nới room ngoại lên 49% (ngoại trừ ngân hàng thương mại nhà nước). Như vậy, theo quy định, room ngoại của MB, HDBank, VPBank sắp được nới lên 49%.
Ngoài ra, với các ngân hàng được chuyển giao bắt buộc (OceanBank, Dong A Bank, CB, GPBank) đã thành ngân hàng con của các ngân hàng lớn, không loại trừ khả năng trong tương lai, sẽ được ngân hàng mẹ “sang tay” cho đối tác khác. Hiện 3/4 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc đã được đổi tên thành MBV, Vikki Digital Bank, VCBNeo và chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng số.

-
Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt -
Chuyên gia khuyến nghị về vàng; Thị trường chờ thương vụ tỷ USD mùa ĐHĐCĐ -
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM -
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO -
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn -
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68% -
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển