Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 14 tháng 10 năm 2024,
Chuyên gia lý giải việc NHNN quyết không tăng lãi suất
T.L - 16/07/2022 11:57
 
Xung quanh việc các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn không có ý định tăng lãi suất điều hành, các chuyên gia phân tích nguyên nhân.

Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ không giải quyết được vấn đề lạm phát một cách hoàn hảo. Muốn xử lý tốt vấn đề lạm phát Việt Nam cũng như nhiều nước cần kết hợp các chính sách, can thiệp trực tiếp vào lãi suất cơ bản. Nhưng nếu chỉ nói do chính sách tiền tệ ít quan hệ lạm phát thì không phải.

Về vấn đề tăng hay hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, TS Võ Trí Thành cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm khác với kinh tế thế giới nên có tính chuyên biệt, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây. Ví dụ, trong 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam nổi lên như một ngôi sao bởi duy trì được mức độ tăng trưởng dương. Thế nhưng, trong 6 tháng cuối năm 2021 thì ngược lại, khi nền kinh tế thế giới phục hồi tốt thì chúng ta lại lạc nhịp. Hay ví dụ như 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng kinh tế thế giới xấu nhưng Việt Nam lại phục hồi rất tốt. Chính những điểm khác biệt này khiến chúng ta không thể điều hành lãi suất như thế giới được.

Thứ hai, trong chiến lược phát triển và phục hồi kinh tế, chúng ta đặt trọng tâm vào vấn đề lãi suất và tiền tệ, nên các điều hành liên quan đến vấn đề này vô cùng quan trọng, đòi hỏi chúng ta buộc phải thận trọng.

Thứ ba, mức độ mức giá của đồng Việt Nam hiện nay không quá lớn nên cần giữ ổn định tỷ giá của đồng Việt Nam.

Ngoài ra, hiện nay cán cân thanh toán quốc tế tương đối ổn định, thặng dư không quá nhiều nên việc tăng lãi suất cũng chưa phải là vấn đề cần thiết.

TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng, lạm phát của nước ta ở thời điểm hiện tại không xuất phát từ vấn đề tiền tệ bởi cung tiền ở mức vừa phải. Trong khi đó, tăng lãi suất chỉ nhiều khi cung tiền cao.

“Nếu như hiện tại Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành, chưa chắc phát huy tác dụng tốt với nền kinh tế. Cùng với đó, Chương trình phục hồi kinh tế và phục hồi kinh tế đang triển khai đã có yêu cầu giữ ổn định lãi suất. Nên nếu như chúng ta tăng lãi suất sẽ đi ngược lại với chương trình này.”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Đồng quan điểm đó, TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đánh giá, hiện nay, lạm phát của Việt Nam là do chi phí đẩy, nên vai trò của Ngân hàng trong câu chuyện này là nhỏ. Lạm phát này khiến chính sách lãi suất trở nên bất lực nên việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất như Ngân hàng Trung ương trên thế giới là điều không cần thiết. Cùng với đó, nếu lãi suất tăng ở thời điểm hiện tại thì thị trường chứng khoán nguy hiểm...

Tại Hội nghị sơ kết ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm diễn ra hôm qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định, bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu thời gian qua và tới đây tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, xu hướng tăng lãi suất trên toàn thế giới vẫn đang diễn ra, mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ tiếp tục gặp khó khăn, thách thức đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có những nỗ lực lớn, quyết tâm cao để triển khai.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm để tạo điều kiện cho  tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước. 6 tháng đầu năm, với sự chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước, cùng với nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động, thời gian tới các  tổ chức tín dụng có dư địa để ổn định và thậm chí giảm lãi suất cho vay.

Phó thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng quyết tâm cùng toàn ngành ủng hộ chủ trương của Quốc hội, Chính phủ trong việc ổn định, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế.

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng nhanh lãi suất cùng với áp lực lạm phát trong nước gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho  tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Lãi suất trước áp lực tăng
Lạm phát tăng cùng với tín dụng cao và tác động từ lộ trình tăng mạnh lãi suất USD của Fed khiến dư địa để NHNN duy trì chính sách tiền tệ nới...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư